Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Soạn văn lớp 11 ngắn gọn

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Soạn văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận, nội dung tài liệu đã được VnDoc tổng hợp một cách ngắn gọn và đầy đủ sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn. Mời các bạn tham khảo.

Soạn văn lớp 11 bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Dưới đây là Soạn văn 11 bài Phong cách ngôn ngữ chính luận bản rút gọn, kích vào đây nếu bạn muốn tham khảo Soạn văn 11 bài Phong cách ngôn ngữ chính luận bản đầy đủ.

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

a, Tuyên ngôn

- Thể loại văn bản: tuyên ngôn, tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc của một vị nguyên thủ quốc gia.

- Mục đích: tuyên bố độc lập dân tộc.

- Thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến: khẳng định quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cần hạnh phúc.

b, Bản tin thời sự

- Thể loại: bình luận thời sự

- Mục đích: chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật.

- Thái độ: Khẳng định kẻ thù của ta là phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của ta.

c, Xã luận

- Thể loại: xã luận

- Mục đích: Phân tích thành tựu trên các lĩnh vực và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

- Khẳng định đất nước Việt Nam căng tràn sức sống, sức xuân, trỗi dậy sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người, thành tựu về nhiều lĩnh vực, giọng văn hào hứng sôi nổi.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

SGK trang 98

Luyện tập

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

- Khái niệm:

+ Nghị luận: dùng để chỉ một loại thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt.

+ Chính luận: là một phong cách chức năng ngôn ngữ.

- Phạm vi sử dụng:

+ Nghị luận được sử dung ở trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả văn chương (nghị luận văn học).

+ Chính luận chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về chính trị.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: lòng yêu nước, truyền thống, xâm lăng,...

- Câu văn ngắn dài đan xen. → mạch lạc.

- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, sử dụng hình ảnh so sánh (... tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...).

=> Đoạn văn thuộc văn bản chính luận.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

- Tình thế buộc ta phải chiến đấu: ta muốn hòa bình, ta đã nhân nhượng nhưng kẻ thù càng lấn tới

- Ta chiến đấu bằng súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy, guộc → → hiện đại đến thô sơ.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

=> Nhận xét:

- Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đọng, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng.

- Lập luận chặt chẽ.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Các phương tiện diễn đạt

- Về từ ngữ.

- Về nhữ pháp.

- Về biện pháp tu từ.

2. Đặc trưng của phong cách nghệ thuật

- Tính công khai về quan điểm chính trị.

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.

- Tính truyền cảm và thuyết phục.

Luyện tập

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Biện pháp tu từ được sử dụng:

- Điệp ngữ kết hợp với điệp câu: Ai có... dùng...

- Liệt kê ngắn: gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...

- Ngắt đoạn câu (nhịp điệu) phối hợp với các phép tu từ tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Xác định luận cứ: Thanh niên ở bất cứ thời điểm nào cũng mang sứ mệnh ghánh gác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.

b, Các luận chứng:

- Thế hệ thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, hòa nhập quốc tế.

c, Kết luận: Thanh niên phải phân đấu học tập, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Gợi ý:

* Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nó bắt nguồn từ những tình cảm nhó bé, gần gũi nhất đối với mỗi người.

- Yêu người thân: ông bà, Cha mẹ, anh chị em

- Yêu làng quê...

* Từ những tình cảm cụ thể lòng yêu nước được hình thành và trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi đối với mỗi con người.

* Yêu nước cần phải gắn với xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là trong công cuộc nước ta đang trong quá trình đổi mới hiện nay.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 11 bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 2 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn Lớp 11 (ngắn nhất)

    Xem thêm