Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ

Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1 (mục 1 - bài học 35 - trang 109) sgk địa lí 7: Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?

Trả lời:

- Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.

- Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.

Câu 2 (mục 1 - bài học 35 - trang 109) sgk địa lí 7: Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.

Trả lời:

Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma.

Câu 1 (mục 2 - bài học 35 - trang 112) sgk địa lí 7: Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ. Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

Trả lời:

- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:

+ Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.

+ Luồng người từ Tây Ban Nha.

+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.

- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.

+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Bài 2 trang 112 sgk địa lí 7: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?

Trả lời:

- Trước thế kỉ XV, ở châu Mỹ chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít (người Anh-điêng và người E-xki-mô).

- Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc:

+ Ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);

+ Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);

+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);

+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).

Gợi ý thự hiện câu hỏi và bài tập cuối bài

Giải bài tập 1 trang 112 SGK địa lý 7: Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ?

Trả lời:

Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài từ vòng cực Bắc (66°33') đến cận cực Nam, trên khoảng 125 vĩ độ.

Giải bài tập 2 trang 112 SGK địa lý 7: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

Trả lời:

- Trước thế kỉ XV: Ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người E-xki-mô và người Anh-điêng.

- Thế kỉ XV đến nay: Ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: Người Môn-gô-lô-it (bản địa), người ơ-rô-pê-ô-it (các dân tộc ở châu Âu), người Nê-grô-it (nô lệ da đen bị cưỡng bức đến từ châu Phi) và người Môn-gô-lô-it nhập cư sau này (người Trung Quốc, Nhật Bản,...).

- Ngoài ra, sự hòa huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 35: Khái quát châu Mĩ. Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
30 4.685
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Địa lý 7

    Xem thêm