Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 33

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bài 33: Đọc trang 65, 66, 67, 70 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Bài: Đọc trang 65, 66, 67, 70

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Câu 1 trang 65 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất đặc điểm chung của truyện kí?

A. Là thể loại mang một số yếu tố của truyện.

B. Là thể loại mang một số yếu tố của kí.

C. Là thể loại kết hợp phi hư cấu và hư cấu.

D. Là thể loại được viết bằng văn xuôi.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền vào bảng sau một số chi tiết thuộc thành phần xác định (có thể kiểm chứng) và thành phần không xác định (không thể kiểm chứng) trong một số văn bản truyện kí đã học:

Văn bản

Ví dụ về chi tiết thuộc thành phần xác định (có thể kiểm chứng)

Ví dụ chi tiết thuộc thành phần không xác định (không thể kiểm chứng)

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Xà bông “Con Vịt”

Trả lời:

Văn bản

Ví dụ về chi tiết thuộc thành phần xác định (có thể kiểm chứng)

Ví dụ chi tiết thuộc thành phần không xác định (không thể kiểm chứng)

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Nhà cụ lợp bằng tranh, ở giữa một xóm nhà tranh,cao ráo khoáng đãng, tiền của đồng bào toàn quốc khắp ba kì, tự động đóng góp, ...

Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây.

Xà bông “Con Vịt”

Cậu Út của bà, ông Lê Văn Cửu, một trong số tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần "Nam Kì Minh Tân công nghệ"

Mùi xà bông thoang thoảng hương dầu dừa thơm tình quê.Trong tâm trí Cai Tuất, mường tượng đàn vịt đang chạy đồng rộng bao la trên vùng đất Nam Kỳ. Tự nhiên Cai Tuất cười một mình như người nằm mơ vừa bắt được giấc mơ.

Câu 3 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (trích Tuấn – chàng trai nước Việt – Nguyễn Vỹ).

Trả lời:

Văn bản thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống, con người Phan Bội Châu; tình cảm của thanh niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân đối với cụ và càng thêm ngưỡng mộ cụ.

Câu 4 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có thể xem nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự được miêu tả trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (trích Tuấn – chàng trai nước Việt – Nguyễn Vỹ) là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” hay không? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX" với các lí do:

1. Cụ là nhân vật có thật, gắn với bối cảnh sự vật có thật mang tính xác thực cao (có thể dễ dàng kiểm chứng); cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

2. Nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản là chứng tích quan trọng, gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

3. Phan Bội Châu được miêu tả, qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn, Quỳnh - hai thanh niên đương thời.

4. Việc miêu tả cụ Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự như những “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX" là ý đồ nghệ thuật của chính tác giả đã được nói rõ trong lời mở đầu tác phẩm.

Câu 5 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích một số chi tiết trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki) cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Trả lời:

1. Có một khoảng cách khá xa giữa thời điểm xảy ra các sự việc, câu chuyện về nhân vật Pê-xcốp trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? và thời điểm tác giả viết tác phẩm này.

- Các câu chuyện được kể lại là hồi ức - những sự việc, mấu chuyện xảy ra đã lâu vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 - 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

- Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào? là khoảng vào năm 1917 -1918 (trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu vào năm 1913 - 1914, Kiếm sống vào năm 1915 - 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào? được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 - 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự việc với Pê-xcốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 - 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.

2. Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? không thể không lưu ý đến điều này. Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn, ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc và cách hành xử của cậu bé, tác giả đã thể hiện rõ cái nhìn và giọng điệu của tự phê phán, tự giễu mình trong nhiều câu văn:

- Tôi trả thù ông ta bằng một trò nghịch ngợm man rợ ...

- Những đứa hát sai, bị gã giọt thước kẻ vào đầu, giọt kêu khá đặc biệt và buồn cười. Nhưng không đau.

- Tôi rất xúc động, một tình cảm đặc biệt rộn rực trong ngực tôi, và ngay cả khi thầy giáo đã cho cả lớp về nhưng giữ tôi lại và nói rằng bây giờ tôi phải lặng hơn nước, thấp hơn cỏ thì tôi vui lòng, chăm chú nghe từ đầu đến cuối.

Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gần chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn. Ví dụ:

- [ ... ] tôi đã bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo.

- Và chính trong hoàn cảnh đáng nguyền rủa như thế, lần đầu tiên tôi bắt đầu đọc sách hay, nghiêm túc của văn học nước ngoài.

- Thậm chí tôi còn có cảm giác rằng cuộc đời xung quanh tôi, tất cả những gì khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa. Cái có thực và cần thiết chỉ ở trong sách, nơi mà mọi cái đều hợp lí hơn, đẹp hơn, nhân đạo hơn.

- Thời gian đầu, say sưa vì cái mới và vì giá trị tinh thần lớn lao của cái thế giới mà sách đã mở ra trước mắt tôi, tôi bắt đầu coi sách tốt đẹp hơn, lí thú hơn, gần gũi hơn với mọi người, và dường như hơi bị lòa, tôi nhìn cuộc đời thực qua sách. Nhưng cuộc sống khôn ngoan khắc nghiệt đã quan tâm chữa cho tôi cái bệnh mù dễ chịu ấy.

- Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi.

3. Sự phân biệt này giúp người đọc hiểu đúng và đầy đủ hơn về quá trình học tập,trưởng thành hay quá trình phát triển nhân cách của nhân vật chính; từ đó,hiểu đúng thông điệp từ tác phẩm.

Câu 6 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Từ các văn bản truyện kí đã học, nêu một số lưu ý về cách đọc một văn bản thuộc thể loại truyện kí.

Trả lời:

Lưu ý về cách đọc một văn bản thuộc thể loại truyện kí:

- Cũng như cách đọc văn bản truyện hay văn bản kí, khi đọc một văn bản thuộc thể loại truyện kí, cần nhận biết, phân tích, đánh giá được giá trị nội dung, cũng như các yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhưng với thể loại này, một điều rất quan trọng là cần xác định được các yếu tố phi hư cấu (thành phần xác định, có thể kiểm chứng), yếu tố hư cấu (thành phần không xác định, không thể/ không cần kiểm chứng) và đánh giá được tác dụng của sự kết hợp giữa hai loại yếu tố này.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

Đọc văn bản Em Din (Hồ Dzếnh) trong SBT Ngữ văn 11, tập 2 tr. 66-70 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 (Theo dõi) trang 67 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Phần văn bản này là tự sự, trữ tình hay kết hợp cả hai?

Trả lời:

- Người kể chuyện: nhân vật người anh, xưng “tôi”.

- Phần văn bản kết hợp cả tự sự và trữ tình.

Câu 2 (Suy luận) trang 67 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những quan niệm của anh Hai và “tôi” trong đoạn này có phải là của chính tác giả Hồ DZếnh không? Vì sao?

Trả lời:

Những quan niệm của anh Hai và “tôi” trong đoạn này là của chính tác giả Hồ DZếnh vì tác giả chính là người kể chuyện, đặt mình vào vị trí “tôi” để xây dựng nội dung câu chuyện, thể hiện những quan điểm, suy nghĩ cá nhân.

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt nội dung của văn bản.

Trả lời:

Sau một thời gian tò mò theo dõi, cậu bé "tôi” phát hiện em Dìn - người em gái cùng cha khác mẹ của cậu, ở tuổi mười lăm - nhiều lần nhân dịp đi đòi nợ cho mẹ đã hẹn hò, gặp gỡ một người bạn trai. Thương Dìn, cậu bé không nỡ nói với mẹ Dìn. Nhưng rồi sự việc cũng bị phát hiện. Dìn bị mẹ đánh đòn tàn nhẫn và nhốt không cho ra khỏi nhà. Nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, thân thiết giữa hai anh em, “tôi” rất thương xót, ái ngại cho tình cảnh của em.

Vào một buổi sáng, “tôi” cùng người nhà hốt hoảng, nháo nhác tìm kiếm em Dìn không thấy. Thì ra, em Dìn đã liều lĩnh bỏ trốn theo người yêu. Chẳng bao lâu sau, người mẹ của Dìn cũng ra đì, mang theo bao tài sản đáng giá của gia đình, phó thác trách nhiệm thờ chồng, nuôi con cho người mẹ cả.

Một năm sau, vào dịp Tết, Dìn đột ngột trở về với nỗi buồn tủi bị cậu bạn bỏ rơi. Nhớ mẹ, nhớ người thân, nhưng Dìn không dám vào nhà thăm ai, chỉ kín đáo nhắn “tôi" ra ngoài. Hai anh em gặp nhau lần cuối, trước khi Dìn bước vào kiếp sống lưu lạc.

Câu 2 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng dưới đây vào vở, thống kê số lượt lời của các nhân vật và điền số liệu phù hợp vào bảng (trong văn bản truyện, mỗi lượt lời của nhân vật đánh dấu bằng một dấu gạch đầu dòng):

Phần văn bản

Ranh giới

Số lượt lời của các nhân vật

Phần I

Từ đầu đến “... nhất là quê hương thứ hai của tôi lại không được huy hoàng rực rỡ!”

Phần II

Từ “Một năm trôi qua... đến hết văn bản

Từ số liệu trong bảng thống kê trên, cho biết vì sao có sự khác biệt về tỉ trọng giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên và điều đó có tác dụng gì.

Trả lời:

Phần văn bản

Ranh giới

Số lượt lời của các nhân vật

Phần I

Từ đầu đến “... nhất là quê hương thứ hai của tôi lại không được huy hoàng rực rỡ!”

4

Phần II

Từ “Một năm trôi qua... đến hết văn bản

14

* Nhận xét: Số liệu từ bảng trên cho thấy, tuy Phần I và Phần II có độ dài tương đương, nhưng có sự khác biệt rất đáng lưu ý:

- Ở Phần I, tổng số lượt lời của các nhân vật là 4 lượt (còn lại là lời của người kể chuyện).

- Ở Phần II, số lượt lời của nhân vật tăng lên rất cao (nhiều gấp 3,5 lần so với Phần I), còn lời của người kể chuyện giảm xuống đáng kể.

* Tác dụng:

- Tác dụng của việc chủ yếu sử dụng lời của người kể chuyện, kết hợp sử dụng lời của nhân vật một thưa thớt, chọn lọc là: Giúp cho văn bản tập trung vào việc khắc hoạ bối cảnh, các mối quan hệ, nhân vật, thuật lại hàng loạt sự việc buồn, vui tiếp nối; đồng thời, bộc lộ những tâm tình, suy tư, hồn nhiên của người kể chuyện là cậu bé xưng “tôi", ...

- Tác dụng của việc tăng cường và sử dụng khá dày đặc lời thoại của nhân vật là làm nổi bật cuộc gặp gỡ, trò chuyện của “tôi” và em Dìn.

Câu 3 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích tình cảm mà nhân vật “tôi” dành cho em Dìn và tình cảm mà em Dìn dành cho nhân vật “tôi”.

Trả lời:

- Tình cảm của "tôi" dành cho Dìn: Nhân vật “tôi” luôn xưng gọi và nói về em Dìn với tất cả sự trìu mến: "em tôi ... ". Ví dụ: "Người con gái ngây thơ, vô tội là em tôi ngày xưa, bây giờ đang yêu thắm thiết, yêu mê say ... " Đó là tình cảm nửa anh em ruột thịt, nửa bạn bè, hồn nhiên, trong sáng của một cậu bé ngây thơ nhưng chân thành, nhạy cảm và giàu tình yêu thương.

- Tình cảm của em Dìn dành cho "tôi": Cũng là một tình cảm tin cậy, nửa anh em, nửa bạn bè. Trong ngày trở về tủi nhục, trước khi dấn bước vào kiếp sống lưu lạc, Dìn vẫn tin yêu ở người anh tuổi nhỏ và dành tất cả niềm thương nhớ cho anh: "Em lại đây cốt được trông thấy anh, và xin anh ... mấy xu mừng tuổi gọi là nhớ lại ngày nào anh mừng tuổi em!".

- Tình cảm của hai anh em dành cho nhau, gắn với những kỉ niệm sâu sắc, được biểu đạt bằng cả một đoạn văn thật đẹp và man mác buồn thương:

Tôi không quên được ngày đó. Nó là cái kỉ niệm đẹp để của đời tôi mà em tôi vừa nhắc lại. Một cánh đồng c xanh mượt nằm ngủ dưới chân đi, mới ba giờ chiều đã mở, vì bóng núi che khuất mặt trời đổ lên đó. Chúng tôi thả trâu cho tự do ăn cỏ,lòng thanh thản dưới một bầu tri sáng đẹp. Đôi lúc tiếng sáo của dân Mường từ xa vẳng lại, là những thanh âm độc nhất hiu hắt trong cái rộng rãi, cố quạnh của linh hồn. Chúng tôi đánh trâu bò lên đi vào lúc m sáng, và trở về nhà khi nắng vàng chỉ còn nửa đốt ngón tay trên đầu bụi trúc.

Đàn vật nối nhau theo hàng một, từ trên đi uể oải xuống, làm thành một cái dòng màu xám chảy chm chậm trong ánh mở nhạt của hoàng hôn.

Ngoài mấy người con gái mà tôi mến rất nhẹ nhàng và rất kì dị, em tôi là người bạn nhỏ hin hậu của tôi ngày ấy. Chúng tôi cùng để lòng ước mong những chuyện không thể có, em tôi mơ được một căn nhà ngói dựng trên đi, và tôi kh khạo hơn, giản dị hơn, được bình yên chăn trâu trọn kiếp. Hai tôi lấy hoa sim cài lên đầu, lên áo, và cùng cho rằng hương hoa sim thơm, tuy thực ra nó vô cùng nht nho. Chính ở cái chốn mà mây gió còn giữ nguyên màu dĩ vãng đó, chúng tôi lớn lên hồn nhiên giữa bài thơ tưng bừng của sự sống, hồn nhiên nhận biết cái tang máu mủ lần thứ nhất xảy ra trong cuộc đời chúng tôi: ba tôi mất. Cái chết lặng lẽ của người trái hẳn với tháng ngày sôi nổi người sống, làm nhiều khi tôi sinh lòng ngơ ngẩn trước thiên luật không thể cưỡng lại gieo xuống muôn loài. Đời sống lôi cuốn chúng tôi về những hoàn cảnh khác. Chúng tôi đau đớn thấy mây gió ngày xưa dần dần xa vắng bên những giấc mộng chỉ còn là nỗi thương tiếc nức nở giữa cuộc đời.”

Câu 4 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm hiểu tiểu sử của nhà văn Hồ Dzếnh và một số thông tin liên quan đến việc viết tập truyện Chân trời cũ của ông. Từ đó, chỉ ra sự kết hợp giữa kí và truyện, phi hư cấu và hư cấu; nếu tác dụng của việc kết hợp các loại yếu tố ấy trong Em Dìn.

Trả lời:

1. Một số thông tin về tiểu sử, tuổi thơ của Hồ Dzếnh liên quan đến tác phẩm: Cha ông là một khách thương người Hoa đến lập nghiệp ở một vùng quê trung du Thanh Hóa, có hai người vợ Việt Nam. Người vợ cả sinh được ba anh em trai, Hồ Dzếnh là con út, người mẹ kế là mẹ đẻ em Dìn. Họ chung sống trong một nhà. Cha Hồ Dzếnh mất sớm. Hai người mẹ và các con riêng của họ vẫn phải sống chung và có không ít những hiềm khích giữa hai bên. Trong ba anh em trai, Hồ Dzếnh thân với Dìn hơn cả vì trạc tuổi nhau và giữa hai anh em có chung nhiều kỉ niệm tuổi thơ.

2. - Yếu tố kí - phi hư cấu (thành phần xác định, có thể kiểm chứng): Nhân vật chính là em Dìn, tên và số lượng những người trong nhà; mối quan hệ phức tạp, khác thường giữa các nhân vật (bố, hai người mẹ, các anh em cùng cha khác mẹ, ... ) trong gia đình Hồ Dzếnh; tình cảm nửa anh em, nửa bạn bè giữa Hồ Dzếnh và em Dìn ;...

- Yếu tố truyện - hư cấu (thành phần không xác định, không thể/ không cần kiểm chứng): Những suy nghĩ, lời nói, hành vi cụ thể của các nhân vật; các trữ tình ngoại đề của người kể chuyện xưng “tôi" ;...

3. Tác dụng của việc kết hợp các loại yếu tố ấy trong Em Dìn: Yếu tố phi hư cấu(cùng với hình thức tự thuật của nhân vật “tôi” - Hồ Dzếnh) bảo đảm tính trung thực, tin cậy cho câu chuyện. Việc kết hợp phi hư cấu làm cho câu chuyện sinh động hấp dẫn, sâu sắc hơn.

Câu 5 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Trả lời:

- Chủ đề: Tình anh em và những kỉ niệm buồn thương thời niên thiếu giữa hai anh em cùng cha khác mẹ - người kể chuyện xưng “tôi" và em Dìn.

- Thông điệp: Khi trẻ em phạm sai lầm thì sai lầm ấy suy cho cùng là lỗi của người lớn; hãy độ lượng, yêu thương và tạo môi trường giáo dục gia đình tốt nhất cho các em.

Câu 6 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong Tự sự của tác giả, Hồ Dzếnh bộc bạch: Mỗi khi viết về một mảnh đời nhọc nhằn, khổ ải trong Chân trời cũ, “hơi thở” của “những linh hồn bạn” “đã hoà vào hơi thở của tôi”. Theo bạn, điều này có đúng với trường hợp viết Em Dìn không? Vì sao?

Trả lời:

Đúng như Hồ Dzếnh đã tự bạch: Mỗi khi viết về một mảnh đời nhọc nhằn, khổ ải trong Chân trời cũ, “"hơi thở” của “những linh hồn bạn” “đã hoà vào hơi thở của tôi”, ông viết Em Dìn cũng trong một trạng thái hóa thân cao độ và thở chung hơi thở của các nhân vật, nhất là với em Dìn. Ông đã viết về sai lầm của em Dìn như sai lầm của chính ông, nỗi buồn đau, bất hạnh của em Dìn như nỗi buồn đau, bất hạnh của chính ông. Từng nhịp kể, lời thoại, từng câu chữ trong truyện như đều thấm đẫm nước mắt của tình thương yêu tha thiết, nồng nàn.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bài 34

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 11 bài 33: Đọc trang 65, 66, 67, 70 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    😚😚😚😚😚😚

    Thích Phản hồi 13:37 17/07
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      🤩🤩🤩🤩🤩🤩

      Thích Phản hồi 13:39 17/07
      • Heo con ngốc nghếch
        Heo con ngốc nghếch

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 13:39 17/07
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm