Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 5 tập 2 trang 143 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng việt lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải Tiếng việt lớp 5 VNEN: Bài 32A

A. Hoạt động cơ bản Bài 32A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

a. Hai em nhỏ trong tranh đang chơi trò chơi gì? ở đâu?

b. Tình huống trong tranh có gì nguy hiểm với hai em?

Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em

Hướng dẫn trả lời

Quan sát bức tranh em thấy:

a. Hai bạn nhỏ trong tranh đang chơi trò đánh chuyền trên đường ray của tàu hoả chạy.

b. Tình huống trong tranh cho thấy, hai bạn ngồi như vậy rất nguy hiểm khi tàu đang chạy tới gần với tốc độ cao.

Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau:

Út Vịnh

Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.

Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và không chơi dại như vậy nữa.

Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:

- Hoa, Lan, tàu hỏa đến!

Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.

Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.

Theo Tô Phương

Câu 3: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa

- Thanh ray: thanh thép hoặc sắt ghép nối với nhau thành hai đường song song để tạo thành đường cho tàu hoả, tàu điện hay xe goòng chạy.

Câu 4: Cùng luyện đọc

Câu 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

a. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

b. Kể lại việc Út Vịnh đã làm để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

c. Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?

d. Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

Hướng dẫn trả lời

a. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố như: lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy. Lúc thì ai đó tháo cả ốc gần các thanh ray hoặc trẻ con chăn trâu còn ném đá lên tàu.

b. Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, Út Vịnh đã: Phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em, nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu và đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.

c. Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy: hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường ray.

d. Để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu, Út Vịnh đã la lớn rồi không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

Câu 6. Trả lời câu hỏi: Em học tập ở Út Vịnh được điều gì?

Hướng dẫn trả lời

a. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố như: lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy. Lúc thì ai đó tháo cả ốc gần các thanh ray hoặc trẻ con chăn trâu còn ném đá lên tàu.

b. Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, Út Vịnh đã: Phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em, nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu và đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.

c. Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy: hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường ray.

d. Để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu, Út Vịnh đã la lớn rồi không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.

B. Hoạt động thực hành Bài 32A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Câu 1. Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau?

Dấu chấm và dấu phẩy

"Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dâu chẫm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."

Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."

Hướng dẫn trả lời

Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “Thưa ngài(,) tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi(.) Vì viết vội (,) tôi chưa kịp đánh các dấu chấm (,) dấu phẩy (.) Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm (,) dấu phẩy cần thiết (.) Xin cảm ơn ngài”.

Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: “Anh bạn trẻ ạ (,) tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm (,) dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì (,) gửi đến cho tôi (.) Chào anh”.

Câu 3. Viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em.

Gợi ý:

  • Vào giờ ra chơi, dân trường như thế nào?
  • Các bạn học sinh trong trường thường chơi những trò chơi gì?
  • Em thường chơi trò chơi gì? Chơi với ai?....

Bài tham khảo

Tùng...tùng....tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích. Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê. Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở. Riêng em, em thích chơi đánh chuyền. Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền....

Câu 4. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn em vừa viết:

Tùng...tùng....tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích. Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê. Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở. Riêng em, em thích chơi đánh chuyền. Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền....

Hướng dẫn trả lời

  • Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê.

→ Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

  • Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây.

→ Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép

  • Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở.

→ Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

  • Riêng em, em thích chơi đánh chuyền.

→ Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

  • Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền

→ Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Câu 6. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng:

Tên cơ quan, đơn vị

Bộ phận thứ nhất

Bộ phận thứ hai

Bộ phận thứ ba

a. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

Trường

Tiểu học

Bế Văn Đàn

b. Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết

c. Công ty Dầu khí Biển Đông

Hướng dẫn trả lời

Tên cơ quan, đơn vị

Bộ phận thứ nhất

Bộ phận thứ hai

Bộ phận thứ ba

a. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

Trường

Tiểu học

Bế Văn Đàn

b. Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết

Trường

Trung học cơ sở

Đoàn Kết

c. Công ty Dầu khí Biển Đông

Công ty

dầu khí

Biển Đông

Câu 7. Viết vào vở tên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng:

  • Nhà hát tuổi trẻ
  • Trường mầm non sao mai
  • Nhà xuất bản giáo dục việt nam

Hướng dẫn trả lời

  • Nhà hát Tuổi trẻ
  • Trường Mầm non Sao Mai
  • Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

C. Hoạt động ứng dụng Bài 32A Tiếng việt lớp 5 VNEN

Cùng người lớn chơi trò chơi: Điền đúng dấu phẩy trong câu

Một người đọc câu văn có chứa dấu phẩy, người kia ghi lại câu đó, chú ý điền dấu phẩy cho đúng.

Gợi ý:

Một số câu chứa dấu phẩy như:

  • Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn.
  • Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà.
  • Tôi yêu cái nắng chói chang, oi bức, ngột ngạt của mùa hè.
  • Tôi yêu từng cánh hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên nền trời xanh tươi , tôi yêu sự vui chơi thoả thích.

--------------------------------------------------------------------------

Đánh giá bài viết
41 34.637
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Gia Khánh
    Nguyễn Gia Khánh

    hay

    Thích Phản hồi 06:27 28/03

    Giải Tiếng Việt lớp 5 VNEN

    Xem thêm