Lập dàn ý Kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn
Dàn bài Kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn
Lập dàn ý Kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời các em tham khảo.
Bài tập làm văn số 3 lớp 9 - Đề 1: Hãy kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn
Bài tập làm văn số 3 lớp 9 - Đề 3: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ
Bài tham khảo 1
1. Mở bài:
Nhật kí là hình thức ghi chép tự do của mỗi cá nhân. Nó là mảng tâm hồn để người viết ra thỉnh thoảng đọc lại suy ngẫm về những vấn đề riêng tư không muốn cho ai biết. Vì thế, khi người khác tự ý xem có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.Thế mà, do nông nổi tôi đã một lần xem nhật kí của người bạn thân nhất. Chuyện đã qua, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể tha thứ cho mình.
2. Thân bài:
Kể về tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn
+ Lí do khách quan: (Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách….)
+ Lí do chủ quan: Sự tò mò, thôi thúc (miêu tả nội tâm)
- Bạn viết gì? Có viết về mình không? Đọc một tẹo không sao đâu
- Kể diễn biến sự việc:
+ Tâm trạng khi đọc nhật kí
+ Đọc được gì trong đó? (Ngày…tháng…năm)
+ Có ai biết mình đọc nhật kí của bạn
- Kể lại tâm trạng, suy nghĩ của mình sau khi đọc nhật kí: Xấu hổ, dằn vặt (nghị luận)
3. Kết bài:
Kết thúc sự việc (Những ngày sau khi xem nhật kí, bài học về bí mật riêng tư của người khác. Bài học về tình bạn).
Bài tham khảo 2
I – Tìm hiểu đề:
– Thể loại: Tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).
– Nội dung: Kể về một lần em trót xem trộm nhật kí của một người bạn.
– Hình thức: Bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Yêu cầu:
Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện đời thường. Vì vậy, khi làm bài, cần kể lại diễn biến các sự việc theo một trình tự nhất định. Người viết cũng cần phải xác định được ngôi kể (ngôi thứ nhất ), người kể chuyện. Bài viết cần trả lời được các câu hỏi như:
+ Em xem nhật kí của bạn vào lúc nào? Ở đâu?
+ Bạn em hoặc có ai đó phát hiện ra việc đó không?
+ Em đã đọc được những gì?
+ Nội dung đó có bị tiết lộ ra không?
+ Có gây nên hậu quả gì không?
+ Tâm trạng của em sau khi đọc trộm nhật kí của bạn là gì?
+ Em rút ra bài học gì sau lần xem trộm nhật kí đó của bạn?
* Chú ý:
– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.
– Để bài viết được hay hơn, nên kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân hận, xấu hổ như thế nào,…); những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở… và rút ra bài học cho mình.
II – Dàn ý:
1. Mở bài:
– Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
– Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2. Thân bài:
– Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm;cầm hộ bạn cặp sách….vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
– Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
– Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…
– Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3. Kết bài:
– Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
– Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.