Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý câu nói khuyên nhủ con người sống vị tha. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng vị tha là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi) và rút ra bài học cho bản thân.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 1

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta sẽ gặp phải nhiều câu chuyện không thể lường trước được. Sẽ có lúc chúng ta mắc sai lầm và cũng có lúc người khác phạm sai lầm với ta. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản khi được người khác tha thứ cho lỗi lầm của mình cũng như chính chúng ta hãy luôn giữ cho mình lòng vị tha với người khác, bởi lẽ: “Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi”. Câu nói khuyên nhủ con người chúng ta sống với tấm lòng vị tha. Vị tha chính là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác gây ra cho mình dù là vô tình hay cố ý; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Bên cạnh đó, vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Họ cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách cư xử. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 2

Sống hữu ích, sống vì mọi người luôn là lý tưởng của thế hệ thanh niên trong thời đại mới. Trong bài hát “Một đời người – một rừng cây”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng viết: “Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi!”. Lời hát thiết tha đã để lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận làm người trong cuộc đời này.

Chân lí là gì? Khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói một cách dễ hiểu: chân lý là một sự thật hiển nhiên của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Thực tế, chân lí là sự phù hợp giữa nhận thức và thực tiễn khách quan, là nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong đầu óc con người.

Lý tưởng sống của con người trong thời đại mới: Dựa trên khái niệm chân lí, câu nói trên có nghĩa là: những điều đúng đắn nhất thuộc về nhận thức của mọi người, được mọi người chấp nhận. Con người ý thức được ý nghĩa sự tồn tại của mình phải biết sống cuộc đời lớn lao, rực rỡ và hữu ích cho mọi người. Câu nói đề cao một lẽ sống cao đẹp, thái độ sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời. Lẽ sống cao đẹp là không chỉ làm tốt những việc trong phận sự của mình mà còn sẵn sàng gánh vác, lãnh nhận về mình những khó khăn, cống hiến cho đời bằng những việc làm thiết thực.

Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời vì: Trách nhiệm, cống hiến là một trong những người tiêu chí đạo đức làm người, tạo nên lối sống vị tha. Trách nhiệm làm nên những nghĩa cử cao đẹp: dám hi sinh, dám dẫn thân, biết chia sẻ phần gian khổ với mọi người.

Xã hội cũng quy định rát rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi công dân nhằm hướng con người biết thực hiện bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và đất nước. Song, đó mới chỉ là quy định. Bản thân mỗi cá nhân phải biết tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đem lại những hành động ý nghĩa, những giá trị sâu sắc cho cuộc đời chung. Mỗi cá nhân sống mạnh mẽ và thành công thì xã hội sẽ tiến bộ, đất nước lớn mạnh, hạnh phúc lâu bền.

Sống có trách nhiệm, biết cống hiến tạo nên hiệu quả công việc, tạo nên moi trường sống tốt đẹp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với nhau trong ra đình, tập thể, cộng đồng là một lối sống vững mạnh và tiến bộ, trở thành động lực phát triển xã hội:

Nếu sống thiếu trách nhiệm, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, tạo nên lối sống ích kỉ, cản trở công việc chung và sự phát triển của xã hội… Trong xã hội, có nhiều người chỉ vì lợi ích riêng mình mà sống thờ ơ, vô cảm tách biệt với cộng đồng. Họ chỉ lo cho bản thân, không quan tâm đến cộng đồng, không muốn thực hiện trách nhiệm nào đối với tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.

Trách nhiệm là nhiệt tình, là sự cống hiến nhưng nếu nhiệt tình cống hiến một cách mù quáng thì tính trách nhiệm lại phản tác dụng. Sự nhiệt tình, cống hiến phải gắn liền với hiệu quả công việc, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật và khả năng, năng lực của bản thân. Phải gắn công việc với các chuẩn mực đạo đức vốn được xã hội thừa nhận, đảm bảo công việc mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiệt tình nhưng nông nổi, thiếu suy nghĩ, cố chấp là sự nhiệt tình vô ích, thậm chí là trở thành kẻ phá hoại.

Một người năng nổ, có trách nhiệm với công việc nhưng nếu nhận lấy một công việc vượt quá sự hiểu biết của mình, chấp nhận vừa làm, vừa học vừa rút kinh nghiệm có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn cho tập thể. Tri thức luôn đóng vai trò quyết định thành công trong công việc, không nên chỉ dựa trên lòng nhiệt tình mà nhận lấy về mình những trách nhiệm quá lớn, vượt quá khả năng.

Ý thức được sự cần thiết có lẽ sống cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, biết cống hiến hi sinh cần sống có trách nhiệm từ những việc nhỏ, trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với xã hội…

Để cho lẽ sống đẹp đẽ trong bài ca được lan tỏa, nhiều phong trào của tuổi trẻ không chỉ là khẩu hiệu, mà phải biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể: “tình nguyện vì cộng đồng”, “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thi đua học tập, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp”, “xung kích bảo vệ Tổ quốc”.

Hình thành nên một thế hệ trẻ “không chịu sống đời nhỏ nhoi” nối bước cha anh “sống vì mọi người” bằng các chương trình khởi nghiệp đang phát triển trên khắp đất nước, mang trong mình khát vọng lớn lao đưa đất nước mau chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; biết cống hiến và hy sinh, làm chủ vận mệnh dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi để giúp mọi người cùng vượt qua nghịch cảnh và được nhận lại những gì tương xứng. Tuy nhiên, cũng nên tỉnh táo nhận ra rằng mỗi người có một bổn phận, một sự nghiệp riêng. Không nên cao vong mong ước những thành công lớn lao vượt sức mình, chạy theo những ảo tưởng mà làm uổng phí cuộc đời. Nói như nhà thơ Nguyễn Sĩ đại:

“Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp luỹ xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh”.

(Lá Xanh – Nguyễn Sĩ Đại)

Sống bình thường chưa hẳn đã nhỏ bé mà sống chân thực với bản thân. Nhiều người có trí tuệ, có tiềm lực, theo đuổi những sự nghiệp lớn lao là điều hiển nhiên. Còn những ai không có đủ những điều kiện ấy thì hãy sống như cuộc sống vốn có của mình. Sống đẹp là sống hữu ích như chiếc lá kia dâng cho đời màu xanh, góp phần tạo nên sự sống tươi xinh.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 3

Sống hữu ích, sống vì mọi người luôn là lý tưởng của thế hệ thanh niên trong thời đại mới. Trong bài hát “Một đời người – một rừng cây”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn từng viết: “Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi!”. Lời hát thiết tha đã để lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận làm người trong cuộc đời này.

Khái niệm chân lý dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Nói một cách dễ hiểu: chân lý là một sự thật hiển nhiên của loài người luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Thực tế, chân lí là sự phù hợp giữa nhận thức và thực tiễn khách quan, là nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong đầu óc con người.

Dựa trên khái niệm chân lí, câu nói trên có nghĩa là: những điều đúng đắn nhất thuộc về nhận thức của mọi người, được mọi người chấp nhận. Con người ý thức được ý nghĩa sự tồn tại của mình phải biết sống cuộc đời lớn lao, rực rỡ và hữu ích cho mọi người. Câu nói đề cao một lẽ sống cao đẹp, thái độ sống có trách nhiệm, biết cống hiến cho đời. Lẽ sống cao đẹp là không chỉ làm tốt những việc trong phận sự của mình mà còn sẵn sàng gánh vác, lãnh nhận về mình những khó khăn, cống hiến cho đời bằng những việc làm thiết thực.

Trách nhiệm, cống hiến là một trong những người tiêu chí đạo đức làm người, tạo nên lối sống vị tha. Trách nhiệm làm nên những nghĩa cử cao đẹp: dám hi sinh, dám dẫn thân, biết chia sẻ phần gian khổ với mọi người.

Xã hội cũng quy định rát rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi công dân nhằm hướng con người biết thực hiện bổn phận của mình đối với bản thân, gia đình và đất nước. Song, đó mới chỉ là quy định. Bản thân mỗi cá nhân phải biết tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đem lại những hành động ý nghĩa, những giá trị sâu sắc cho cuộc đời chung. Mỗi cá nhân sống mạnh mẽ và thành công thì xã hội sẽ tiến bộ, đất nước lớn mạnh, hạnh phúc lâu bền.

Sống có trách nhiệm, biết cống hiến tạo nên hiệu quả công việc, tạo nên moi trường sống tốt đẹp, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với nhau trong ra đình, tập thể, cộng đồng là một lối sống vững mạnh và tiến bộ, trở thành động lực phát triển xã hội.

Nếu sống thiếu trách nhiệm, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, tạo nên lối sống ích kỉ, cản trở công việc chung và sự phát triển của xã hội… Trong xã hội, có nhiều người chỉ vì lợi ích riêng mình mà sống thờ ơ, vô cảm tách biệt với cộng đồng. Họ chỉ lo cho bản thân, không quan tâm đến cộng đồng, không muốn thực hiện trách nhiệm nào đối với tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.

Trách nhiệm là nhiệt tình, là sự cống hiến nhưng nếu nhiệt tình cống hiến một cách mù quáng thì tính trách nhiệm lại phản tác dụng. Sự nhiệt tình, cống hiến phải gắn liền với hiệu quả công việc, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật và khả năng, năng lực của bản thân. Phải gắn công việc với các chuẩn mực đạo đức vốn được xã hội thừa nhận, đảm bảo công việc mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiệt tình nhưng nông nổi, thiếu suy nghĩ, cố chấp là sự nhiệt tình vô ích, thậm chí là trở thành kẻ phá hoại.

Một người năng nổ, có trách nhiệm với công việc nhưng nếu nhận lấy một công việc vượt quá sự hiểu biết của mình, chấp nhận vừa làm, vừa học vừa rút kinh nghiệm có thể sẽ gây ra những tổn thất lớn cho tập thể. Tri thức luôn đóng vai trò quyết định thành công trong công việc, không nên chỉ dựa trên lòng nhiệt tình mà nhận lấy về mình những trách nhiệm quá lớn, vượt quá khả năng.

Ý thức được sự cần thiết có lẽ sống cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, biết cống hiến hi sinh cần sống có trách nhiệm từ những việc nhỏ, trách nhiệm với bản thân, với những người xung quanh, với xã hội…

Để cho lẽ sống đẹp đẽ trong bài ca được lan tỏa, nhiều phong trào của tuổi trẻ không chỉ là khẩu hiệu, mà phải biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể: “tình nguyện vì cộng đồng”, “chung tay xây dựng nông thôn mới”, “thi đua học tập, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp”, “xung kích bảo vệ Tổ quốc”.

Hình thành nên một thế hệ trẻ “không chịu sống đời nhỏ nhoi” nối bước cha anh “sống vì mọi người” bằng các chương trình khởi nghiệp đang phát triển trên khắp đất nước, mang trong mình khát vọng lớn lao đưa đất nước mau chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; biết cống hiến và hy sinh, làm chủ vận mệnh dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi để giúp mọi người cùng vượt qua nghịch cảnh và được nhận lại những gì tương xứng. Tuy nhiên, cũng nên tỉnh táo nhận ra rằng mỗi người có một bổn phận, một sự nghiệp riêng. Không nên cao vong mong ước những thành công lớn lao vượt sức mình, chạy theo những ảo tưởng mà làm uổng phí cuộc đời. Nói như nhà thơ Nguyễn Sĩ đại:

“Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp luỹ xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh”.

Sống bình thường chưa hẳn đã nhỏ bé mà sống chân thực với bản thân. Nhiều người có trí tuệ, có tiềm lực, theo đuổi những sự nghiệp lớn lao là điều hiển nhiên. Còn những ai không có đủ những điều kiện ấy thì hãy sống như cuộc sống vốn có của mình. Sống đẹp là sống hữu ích như chiếc lá kia dâng cho đời màu xanh, góp phần tạo nên sự sống tươi xinh. Thanh niên sống đẹp không có gì khác hơn là sống vì đất nước. Thanh niên hãy vì đất nước mà không ngừng rèn luyện mình, mai này đem sức mình xây dựng quê hương như lời Bác Hồ đã thiết tha căn dặn.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 4

Có những câu hát, những câu thơ đã đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta, chẳng hạn " Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" nhắc nhở chúng ta về cuộc sống, về cách sống sao cho phù hợp. Hoặc câu hát mà chúng ta vẫn thường hay ngân nga " Chân lý thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi/ Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người". Hiện nay chúng ta thấy lối sống " Không chịu sống đời nhỏ nhỏ" và luôn sống vì mọi người là vô cùng cần thiết. Xã hội càng hiện đại, càng phát triển thì việc mà chúng ta cố gắng phấn đấu là điều dĩ nhiên. Nếu ta cứ sống bình bình, thầm lặng, không mang lại lợi ích cho xã hội thì có phải là chúng ta đã sống phí một đời. Tuổi trẻ là phải dấn thân, phải đương đầu dù có khó khăn vất vả. Như Xuân Diệu đã từng viết "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn buồn le lói suốt trăm năm". Và đặc biệt chúng ta cũng phải sống vì mọi người, không nên thờ ơ, vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn, trước những cảnh đời bất hạnh của mọi người. Mà hãy cùng chung tay giúp đỡ mọi người. Để cuộc sống không nhỏ nhoi và hạnh phúc khi mình sống vì mọi người.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 5

Chân lý thuộc về kẻ mạnh là một câu nói đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nghệ sĩ, tác giả và nhà tư tưởng trong suốt hàng thế kỷ. Câu này không chỉ là một tuyên bố đơn giản, mà còn là một triết lý sâu sắc về sức mạnh và trách nhiệm xã hội. Trong bối cảnh xã hội ngày nay, câu chuyện về chân lý thuộc về kẻ mạnh ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa.

Ở mức độ cơ bản, câu nói này đề cập đến việc chấp nhận sự trách nhiệm và quyết định của mỗi người đối với cuộc sống của mình. Kẻ mạnh không chỉ là người sở hữu sức mạnh về thể chất, mà còn là người có lòng can đảm đối mặt với sự thật, đưa ra quyết định khó khăn và chấp nhận hậu quả của những lựa chọn đó. Chân lý, theo quan điểm này, không phải là đối tượng được chấp nhận một cách dễ dàng, mà là điều mà người mạnh mẽ phải kiến tạo và bảo vệ.

Ở mức độ xã hội, câu nói này cũng ám chỉ đến trách nhiệm cộng đồng. Khi mỗi cá nhân nhận ra rằng chân lý đòi hỏi sự mạnh mẽ để chấp nhận và duy trì, xã hội trở nên mạnh mẽ hơn. Kẻ mạnh ở đây không chỉ là người có vị thế, giàu có, hay có quyền lực, mà là những người dám đứng lên bảo vệ chân lý, đấu tranh cho công bằng và sự đoàn kết. Xã hội chỉ thực sự mạnh mẽ khi những người mạnh mẽ làm nền tảng cho sự phát triển và tiến bộ chung.

Một khía cạnh khác của câu nói này là khả năng chấp nhận sự thay đổi và học hỏi. Kẻ mạnh là người không ngần ngại nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại xã hội, và từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết để cải thiện. Chân lý không phải là một khái niệm tĩnh lặng mà là một hành trình không ngừng, và người mạnh mẽ chính là những người dám bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá những thách thức mới.

Tuy nhiên, câu chuyện về chân lý thuộc về kẻ mạnh cũng đặt ra những thách thức lớn. Trong một thế giới đang phát triển nhanh chóng với những thách thức xã hội, kinh tế và môi trường, không phải ai cũng dễ dàng trở thành người mạnh mẽ. Điều này đặt ra câu hỏi về công bằng xã hội và vai trò của chính phủ trong việc tạo ra điều kiện cho mọi người có cơ hội trở thành kẻ mạnh.

Tóm lại, câu nói "Chân lý thuộc về kẻ mạnh" không chỉ là một tuyên bố mạnh mẽ về sức mạnh cá nhân, mà còn là một lời kêu gọi đối với trách nhiệm xã hội và lòng can đảm đối mặt với sự thật. Chỉ khi mỗi người đều nhận ra trách nhiệm và quyết định của mình trong xã hội, thế giới mới thực sự trở nên mạnh mẽ và phồn thịnh.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 6

Trong tác phẩm "Đời thừa," tác giả Nam Cao đã truyền đạt một triết lý sâu sắc: "Người mạnh không phải là người dùng sức mạnh để áp đặt lên người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Người mạnh chính là người sẵn lòng giúp đỡ người khác, mang trên đôi vai mình trách nhiệm với cộng đồng." Khám phá ý nghĩa sâu sắc của câu nói này, chúng ta hiểu rằng "người mạnh" không chỉ đơn thuần là người có sức mạnh về thể chất, tinh thần, hay vật chất hơn người khác. Ngược lại, chân lí là điều luôn tồn tại, không thay đổi theo hoàn cảnh hay ý muốn của bất kỳ ai.

Mong muốn trở thành người mạnh là điều tất cả chúng ta đều hướng đến. Người thực sự mạnh mẽ là người sử dụng sức mạnh của mình để giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, bảo vệ lẽ phải và công bằng. Điều này không chỉ là đẹp và đáng ngưỡng mộ, mà còn là cách tôn vinh người mạnh. Ngược lại, việc sử dụng sức mạnh để lạm dụng, áp đặt hoặc chiếm đoạt lợi ích của người khác là hành động đen tối, bị xã hội và pháp luật chỉ trích và trừng phạt.

Do đó, quan điểm cho rằng chân lí thuộc về người mạnh là một hiểu lầm. Chân lí không chịu sự kiểm soát của người mạnh mẽ, mà ngược lại, nó thuộc về con người chân chính, không biến đổi và tồn tại vĩnh cửu. Tình yêu thương con người, đức hi sinh, lòng vị tha, lòng yêu nước... là những giá trị cốt lõi, là nền tảng tạo nên một sức mạnh chân chính cho mỗi con người. Sức mạnh chân chính này trở thành nền tảng cốt lõi, giúp xây dựng quốc gia vững mạnh.

Lứa tuổi học sinh cần tích cực học tập, khám phá và phát triển sự sáng tạo, tự hoàn thiện bản thân để trở thành những người mạnh mẽ và có ích cho đất nước. Bằng cách này, họ không chỉ góp phần vào sức mạnh của bản thân mình mà còn đóng góp vào sức mạnh toàn cộng đồng và quốc gia.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 7

Trong số những tác phẩm xuất sắc mà tài năng văn hóa Nam Cao đã sáng tác, có một tuyên bố đặc biệt nổi bật: "Người mạnh không phải là người đạp lên vai người khác chỉ để thỏa mãn lòng ích kỷ. Người mạnh chính là người sẵn sàng giúp đỡ đồng loại trên đôi vai của mình." Bản nhận định này không chỉ là một câu khẩu hiệu thông thường, mà còn chứa đựng sự triết lý sâu sắc, là một bài học quý giá về bản chất thực sự của sức mạnh và lòng nhân ái.

Theo quan điểm của Nam Cao, sức mạnh không phải chỉ đơn thuần là về thể chất, mà còn liên quan đến sức mạnh tinh thần, tri thức, lòng can đảm, tư duy, địa vị xã hội, và sự tôn trọng từ cộng đồng. Người mạnh là người không chỉ tìm kiếm lợi ích cá nhân mà còn sẵn sàng đặt mình vào vị trí của người khác để giúp đỡ. Họ là những người đích thực, với phẩm chất mạnh mẽ, đầy lòng hào hiệp.

Người mạnh chính là những người không ngần ngại đưa ra bàn tay giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họ sử dụng tài năng và tài lực của mình để hỗ trợ mọi người xung quanh. Đối mặt với khó khăn và khốn cùng, họ không ngần ngại chia sẻ, không tự ái, không tự tôn, mà tập trung vào khả năng và trách nhiệm của bản thân để hỗ trợ người khác.

Để trở thành người mạnh thực sự, Nam Cao khuyến khích mọi người phải tránh xa khỏi tính ích kỷ, lòng tham vọng quá mức, và việc lợi dụng người khác để đạt được mục đích cá nhân. Thay vào đó, hãy tự hoàn thiện bản thân một cách tích cực, không chỉ để đổi mới bản thân mà còn để thay đổi cách mọi người nhìn nhận về bạn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một tương lai không chỉ tràn đầy sức mạnh, mà còn không bị cô lập và tưởng nhớ.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 8

Trong số những tác phẩm nổi bật của mình, Nam Cao từng chia sẻ một quan điểm đầy tinh tế: "Người mạnh mẽ không phải là người đạp lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Người mạnh mẽ chính là người hỗ trợ người khác, mang theo trên đôi vai của mình." Câu nói này không chỉ là một triết lý sâu sắc mà còn là một bài học quý giá về cách con người nên hiểu về "người mạnh mẽ". Khái niệm về người mạnh mẽ ở đây không chỉ được hiểu đơn thuần là sức mạnh về thể chất của con người, mà còn là sức mạnh về tinh thần, tri thức, lòng dũng cảm, tinh thần lãnh đạo, vị thế xã hội và sự tôn trọng từ cộng đồng.

Người mạnh mẽ chính là người sẵn lòng hỗ trợ người khác, đặt trách nhiệm lên vai mình để chia sẻ bổ sung cho cộng đồng. Đây mới thực sự là con người có lòng gan dạ, lòng hào hiệp. Họ không ngần ngại giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, đối mặt với những tình huống khó khăn. Người mạnh mẽ không tự ái, hẹp hòi, và không chỉ nghĩ về lợi ích cá nhân mà quên mất rằng mọi hành động của họ có thể ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh.

Chúng ta nên trở thành người mạnh mẽ thực sự, bằng cách tự hoàn thiện bản thân một cách tích cực nhất. Hãy mở rộng tay giúp đỡ những người xung quanh, không tự ý thức, ích kỷ hoặc tham lam quá mức. Đừng lợi dụng người khác vì lợi ích cá nhân, hãy suy nghĩ về cách hành động của mình có thể tác động như thế nào đến cộng đồng. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo ra một tương lai không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người xung quanh, tránh xa khỏi sự cô đơn và sự căm ghét.

Nghị luận về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi mẫu 9

Trong tác phẩm Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã truyền đạt một tư tưởng sâu sắc với câu nói: "Kẻ mạnh không phải là người đạp lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Ngược lại, kẻ mạnh chính là người dùng sức mạnh của mình để giúp đỡ người khác, mang trên đôi vai mình gánh vác trách nhiệm với xã hội." Điều này mở ra một hiểu biết mới về sức mạnh và chân lý.

Sức mạnh, trong nghĩa rộng, không chỉ giới hạn ở khía cạnh về sức khỏe, tinh thần, hay vật chất; mà còn liên quan đến khả năng giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Chân lý, theo tư duy của nhà văn, không bao giờ biến đổi theo hoàn cảnh hay ý muốn cá nhân. Nó luôn tồn tại mãi mãi và luôn đúng đắn theo thời gian. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng chân lý chỉ thuộc về kẻ mạnh là một quan điểm sai lầm. Chân lý không phải là đặc quyền của người mạnh mẽ; ngược lại, chân lý thuộc về con người chân chính, luôn giữ nguyên và tồn tại với tính cách bản thân.

Nếu sức mạnh được sử dụng để giúp đỡ, bảo vệ công bằng và lẽ phải, điều đó được coi là đáng khen ngợi và tôn vinh. Ngược lại, nếu người sử dụng sức mạnh để áp đặt, đè nén, và tước đoạt lợi ích cá nhân của người khác, điều này được coi là hành vi tội ác và sẽ bị lên án và trừng phạt bởi xã hội và pháp luật.

Chân lý thực sự nằm trong những giá trị nhân văn như tình yêu thương, đức hi sinh, tính vị tha, lòng yêu nước... Đây là những yếu tố và nền tảng tạo nên một sức mạnh chân chính cho mỗi con người. Sức mạnh chân chính này là nền tảng để quốc gia phát triển và vững mạnh. Do đó, lứa tuổi học sinh nên tích cực học tập, phát huy sự năng động và sáng tạo, tự hoàn thiện bản thân để trở thành người mạnh mẽ và có ích cho đất nước.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm