Soạn bài Thánh Gióng ngắn gọn Cánh Diều

Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng ngắn gọn Cánh Diều có hướng dẫn và gợi ý trả lời bám sát chương trình học SGK. Toàn bộ bài soạn giúp các em học sinh nắm được kiến thức truyện, truyền thuyết, truyện cổ tích. Mời các bạn cùng theo dõi phần Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh Diều sau đây.

I. Soạn văn 6 phần Chuẩn bị (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn, chú ý khái niệm truyền thuyết để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm này.

Gợi ý trả lời

- Thời điểm xảy ra của câu chuyện: vào đời Hùng Vương thứ sáu.

- Truyện kể về chuyện một cậu bé sinh ra một cách kì lạ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin đất nước lâm nguy thì lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt dẹp sạch quân thù.

- Nhân vật nổi bật trong truyện là: Thánh Gióng.

- Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến các sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

+ Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

+ Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.

+ Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

- Những chi tiết có yếu tố kì ảo trong truyện là:

+ Bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai.

+ Mang thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

+ Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.

+ Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

- Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Phần soạn bài chi tiết của Soạn bài Thánh Gióng Cánh Diều được VnDoc biên soạn đầy đủ nhất cho mỗi bài học tướng ứng. Thông qua đó các em học sinh có thể lựa chọn các bài soạn chi tiết và siêu ngắn để soạn bài phù hợp với nội dung chương trình mình đang học.

II. Soạn văn 6 phần Đọc hiểu (trang 16, 17, 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Gợi ý trả lời Câu hỏi giữa bài

1. Chú ý những chi tiết khác thường ở phần 1?

Gợi ý trả lời

Chi tiết khác thường là:

- Người vợ ướm thử chân mình vào vết chân to ở đồng, trở về nhà thụ thai, sinh ra một đứa bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

- Bà thụ thai và mang thai tận 12 tháng (người thường chỉ mang thao 9 tháng 10 ngày)

- Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, cười, cha mẹ đặt đâu nằm đó.

2. Câu nói đầu tiên của chú bé là gì?

Gợi ý trả lời

Câu nói đâu tiên: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.

3. Những ai đã góp phần nuôi chú bé?

Gợi ý trả lời

Những người góp phần nuôi chú bé: cha mẹ cậu bé và bà con, làng xóm góp gạo nuôi chú bé.

4. Những chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật?

Gợi ý trả lời

Chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật:

- Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.

=> Phẩm chất con người: yêu nước, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì dân tộc.

- Chi tiết roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường thay roi đánh giặc.

=> Khẳng định sức mạnh phi phàm của nhân vật, đồng thời là chi tiết thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của bậc anh hùng.

- Đánh giặc xong cưỡi ngựa về trời.

=> Phẩm chất: trong sạch, không màng vật chất, không màng danh lợi.

5. Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý?

Gợi ý trả lời

Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời:

- Thể hiện niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng.

- Người anh hùng luôn sống mãi trong trái tim nhân dân.

- Giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu nước và sự kiên cường.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.

Sự việc chính:

(1) Sự ra đời của Gióng;

(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;

(3) Gióng lớn nhanh như thổi;

(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;

(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;

(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.

(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.

2. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

- Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất:

+ Yêu nước, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì dân tộc.

+ Có sức mạnh phi phàm và sử dụng sức mạnh một cách chính nghĩa.

+ Thông minh, tài trí, nhạy bén thể hiện qua việc nhổ tre đánh giặc.

+ Trong sạch, không màng vật chất, danh lợi.

- Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ về sự tôn trọng, biết ơn, ngưỡng vọng của người kể đối với nhân vật Gióng.

3. Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử:

- Câu chuyện diễn ra ở đời Hùng Vương Thứ sáu, ở làng Gióng.

- Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm.

- Người Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.

- Người Việt cổ đã từng đoàn kết đứng lên chông giặc ngoại xâm.

4. Tìm những chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chỉ tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng:

+ Mẹ Gióng ướm vào dấu chân và mang thai cậu bé.

+ Mang thai Gióng trong 12 tháng.

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

+ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

- Tác dụng: các chi tiết thần kì xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

5. Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?

Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

6. Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đồng?

Lí do đặt tên:

- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.

- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

- Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

>> Bài tiếp theo: Soạn bài Thạch Sanh ngắn gọn Cánh Diều 

Trên đây là toàn bộ bài soạn siêu ngắn Thánh Gióng Cánh Diều. Các em học sinh tham khảo thêm Soạn bài Ngữ Văn 6 Cánh Diều Văn mẫu lớp 6. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
10 629
Sắp xếp theo

Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

Xem thêm