Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 - Bài 11 (Sách Cánh Diều)

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 11 có đáp án

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 - Bài 11 (Sách Cánh Diều) có đáp án dành cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu miễn phí về tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Tại đây là các tài liệu miễn phí, các thầy cô, các em có thể dễ dàng chia sẻ dạy học sách mới.

Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Câu 1: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lần trong nước?

A. Dùng máy li tâm.

B. Lọc.

C. Chiết.

D. Cô cạn.

Câu 2: Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước?

A. Chiết.

B. Cô cạn.

C. Dùng nam châm.

D. Lọc.

Câu 3: Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát bằng phương pháp nào dưới đây?

A. Cô cạn.

B. Dùng nam châm.

C. Chiết.

D. Lọc.

Câu 4: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào,

C. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào

D. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

Câu 5: Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn. Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Để thu được muối ăn từ nước biển, người làm muối sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Bay hơi

C. Dùng nam châm

D. Chiết.

Câu 7: Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

A. Làm lắng đọng muối.

B. Làm bay hơi nước biển.

C. Lọc lấy muối từ nước biển.

D. Cô cạn nước biển,

Câu 8: Khí nitrogen và khí œyoen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96oC để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -183 oC. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháo tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là

A. phương pháp lọc.

B. phương pháp chiết.

C. phương pháp chưng phân đoạn.

D. phương pháp cô cạn.

Câu 9: Tách lưu huỳnh (sulfur) ra khổi hỗn hợp gồm nước và lưu huỳnh bằng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Chiết

C. Dùng nam châm

D. Cô cạn

Câu 10: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.

A. Lọc

B. Lọc và cô cạn

C. Cô cạn

D. Chiết và lọc

Câu 11: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?

A. Chiết.

B. Lọc.

C. Cô cạn.

D. Dùng máy li tâm.

Câu 12: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

A. Lọc.

B. Dùng máy li tâm.

C. Cô cạn.

D. Chiết.

Câu 13: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

A. Lọc chất tan trong nước.

B. Lọc và giữ lại khoáng chất.

C. Lọc chất không tan trong nước.

D. Lọc hoá chất độc hại.

Câu 14: Người ta dùng phương pháp lọc để:

A. Tách các chất không hòa tan trong nhau ra khỏi hỗn hợp.

B. Tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

C. Tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.

D. Tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.

Câu 15: Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng sau khí có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là

A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường:

B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khói không khí,

Câu 16: Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp nào?

A. Cô cạn

B. Lọc

C. Chiết

D. Dùng nam châm

Câu 17: Chọn phương pháp phù hợp để tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước?

A. Chiết

B. Cô cạn

C. Dùng nam châm

D. Lọc

Câu 18: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

A. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

B. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.

C. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.

D. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.

Câu 19: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

A. Đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.

B. Đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.

C. Phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.

D. Phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

Câu 20: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên:

A. Sự giống nhau về tính hóa học của các chất.

B. Sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.

C. Sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.

D. Sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.

------------------------

Ngoài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 - Bài 11 (Sách Cánh Diều) trên đây các bạn có thể tham khảo KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạoKHTN lớp 6 Kết nối tri thức theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 6 Cánh diều

    Xem thêm