Trắc nghiệm Sử 11 bài 22

Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Câu 1. Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?

A. Rivie B. Gáciê C. Pôn Đume D. Bôlaéc

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 Trang 137 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển

B. Xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng manh mún và lệ thuộc vào Pháp

C. Thương nghiệp phát triển

D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 138 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản

B. Địa chủ phong kiến và tư sản

C. Địa chủ phong kiến và nông dân

D. Công nhân và nông dân

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 Trang 138 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Giai cấp công nhân Việt Nam tập trung đông nhất ở ngành nào?

A. Khai thác mỏ B. Đồn điền C. Công nghiệp đóng tàu D. Các xí nghiệp chế biến

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?

A. Đòi quyền lợi kinh tế

B. Đòi quyền lợi giai cấp

C. Đòi quyền lợi dân tộc

D. Đòi quyền tự do, dân chủ

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?

A. Chính sách “chia để trị”

B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”

C. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam

D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối

Đáp án: A

Giải thích: Câu liên hệ

Câu 7. Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào?

A. Công nghiệp nặng B. Công nghiệp nhẹ C. Khai thác mỏ D. Luyện kim và cơ khí

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 Trang 137 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Giai cấp hay tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề trong thời gian thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Tầng lớp tư sản dân tộc

B. Tầng lớp tiểu tư sản

C. Giai cấp công nhân

D. Giai cấp nông dân

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 Trang 138 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ

A. Tầng lớp tư sản

B. Giai cấp nông dân

C. Tầng lớp tiểu tư sản

D. Tầng lớp địa chủ nhỏ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là

A. Nền kinh tế phát triển rõ rệt

B. Công nghiệp phát triển

C. Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc

D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?

A. Phương thức sản xuất phong kiến

B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp

C. Phương thức sản xuất thực dân

D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 Trang 138 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?

A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa

B. Phương thức bóc lột phong kiến

C. Phương thức bóc lột thực dân

D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 138 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là

A. Địa chủ nhỏ và công nhân

B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản

C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc

D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Giai cấp nào ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng?

A. Tư sản dân tộc B. Công nhân C. Nông dân D. Tiểu tư sản

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?

A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết

B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế

C. Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ

D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị

D. Sĩ phu yêu nước

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Để tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp đã phải

A. Chuẩn bị thật nhiều vốn và đội ngũ công nhân làm thuê.

B. Thực hiện quá trình xâm lược và bình định Việt Nam.

C. Đưa giai cấp tư sản từ Pháp sang Việt Nam.

D. Ổn định kinh tế, chính trị ở chính quốc.

Đáp án: B

Câu 19. Thực dân Pháp phải mất bao nhiêu năm mới có thể tiến hành khai thác được Việt Nam?

A. 20 năm. B. 30 năm. C. 40 năm. D. 50 năm.

Đáp án: B

Câu 20. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1897 đến năm 1913.

B. Từ năm 1898 đến năm 1914.

C. Từ năm 1899 đến năm 1914.

D. Từ năm 1897 đến năm 1916.

Đáp án: A

Câu 21. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?

A. Khoảng mười vạn người.

B. Khoảng hai mươi vạn người.

C. Khoảng năm vạn người.

D. Khoảng mười lăm vạn người.

Đáp án: C

Câu 22. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Chia để trị” bằng cách

A. Chia Việt Nam tách khỏi Lào và Cam-pu-chia.

B. Chia Việt Nam thành hai miền: miền Bắc và miền Nam.

C. Chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.

D. Chia dân tộc Việt Nam thành nhiều tầng lớp chính trị để dễ cai trị.

Đáp án: C

Câu 23. Trong chính sách “Chia để trị” ở Việt Nam, thực dân Pháp chọn vùng nào là vùng đất thuộc Pháp?

A. Bắc Kì.

B. Trung Kì.

C. Nam Kì.

D. Cả Bắc, Trung, Nam Kì.

Đáp án: C

Câu 24. Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách

A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.

B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.

C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.

D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: A

Câu 25. Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ

A. Một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B. Một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh,

C. Một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

D. Từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Đáp án: A

Câu 26. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu

A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.

C. Xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.

D. Xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 27. Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến vào thời gian nào?

A. Ngày 20-7-1885.

B. Ngày 02-7-1885.

C. Ngày 13-7-1885.

D. Ngày 17-3-1885.

Đáp án: C

Câu 28. Tiêu biểu nhất cho phong trào Cần vương từ Thanh Hóa đến Phú Yên là phong trào nào?

A. Cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.

B. Cuộc khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi.

C. Cuộc nổi dậy của Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận.

D. Cuộc khởi nghĩa của Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung.

Đáp án: A

Câu 29. Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp?

A. Của Nguyễn Quang Ngọc.

B. Của Tôn Thất Thuyết.

C. Của Trương Quang Ngọc.

D. Của Nguyễn Duy Cung.

Đáp án: C

Câu 30. Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh diễn ra ở vùng nào, do ai lãnh đạo?

A. Ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hoá, do Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo.

B. Ở vùng rừng núi Nghệ An, do Cao Điền và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.

C. Ở vùng rừng núi Quảng Bình, do Tống Duy Tân và Cao Thắng lãnh đạo.

D. Ở đồng bằng và trung du Thanh Hoá, do Phan Đình Phùng và Tống Duy Tân lãnh đạo.

Đáp án: A

Câu 31. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị thất bại vào thời gian nào?

A. Ngày 6-1-1887.

B. Ngày 15-1-1887.

C. Ngày 21-1-1887.

D. Ngày 22-2-1887.

Đáp án: C

Câu 32. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ năm 1885 đến năm 1887.

B. Từ năm 1887 đến năm 1889.

C. Từ năm 1885 đến năm 1892.

D. Từ năm 1885 đến năm 1888.

Đáp án: C

Câu 33. Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ năm 1885 đến năm 1896.

B. Từ năm 1885 đến năm 1890.

C. Từ năm 1884 đến năm 1894.

D. Từ năm 1886 đến năm 1896.

Đáp án: A

Câu 34. Phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đi theo khuynh hướng cứu nước nào của dân tộc Việt Nam?

A. Khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Khuynh hướng quốc gia cải lương,

C. Khuynh hướng phong kiến.

D. Khuynh hướng cách mạng bạo lực.

Đáp án: C

Câu 35. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ năm 1886 đến năm 1888.

B. Từ năm 1887 đến năm 1888.

C. Từ năm 1886 đến năm 1887.

D. Từ năm 1886 đến năm 1889.

Đáp án: C

Câu 36. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Các dân tộc sống ở miền núi.

D. Nông dân và công nhân.

Đáp án: B

Câu 37. Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?

A. Từ năm 1898 đến năm 1908.

B. Từ năm 1889 đến năm 1898.

C. Từ năm 1890 đến năm 1913.

D. Từ năm 1909 đến năm 1913.

Đáp án: A

Câu 38. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường,

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Đáp án: C

Câu 39. Thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi

A. Đánh chiếm toàn bộ Bắc Kì.

B. Đánh chiếm toàn bộ Nam Kì.

C. Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

D. Các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại.

Đáp án: C

Câu 40. Cứ điểm của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ở

A. Tân Sở Phòng tỉnh Quảng Trị.

B. Khắp các huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá.

C. Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

D. Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hoá.

Đáp án: C

Câu 41. Dựa vào địa hình ở đâu, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp độc đáo?

A. Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê.

B. Ở Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hoá.

C. Ở Quảng Hoá và căn cứ Mã Cao.

D. Ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.

Đáp án: A

Câu 42. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Ba Đình là

A. Tấn công vào 500 quân Pháp đang đóng ở Ba Đình.

B. Tập hợp lực lượng gồm người Kinh, người Thái, người Mường để chống Pháp,

C. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch và tập kích vào các toán lính hành quân qua căn cứ Ba Đình.

D. Dùng hỏa lực liên tiếp dội vào quân địch.

Đáp án: C

Câu 43. Cho các sự kiện:

1. Cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.

2. Khởi nghĩa Ba Đình

3. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

4. Khởi nghĩa Hương Khê.

Sự kiện nào gắn với nhân vật Tôn Thất Thuyết?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: A

Câu 44. Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp là

A. Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

B. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.

C. Phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu lực lượng tham gia.

D. Phong trào nổ ra trong thời gian gần 30 năm thì bị thực dân Pháp đàn áp.

Đáp án: D

Câu 45. Lực lượng nghĩa quân bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đó là đặc điểm của khởi nghĩa

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Ba Đình

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: D

Câu 46. Trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất vì một trong các lí do sau.

A. Phong trào kéo dài trong hai mươi năm.

B. Tổ chức đánh địch một cách có hiệu quả.

C. Phong trào lập được nhiều chiến công, gây cho địch tổn thất nặng nề.

D. Phong trào đã đánh bại các âm mưu của Pháp.

Đáp án: C

Câu 47. Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân vùng châu thổ Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX với người lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật. Đó là cuộc khởi nghĩa

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Ba Đình,

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: A

Câu 48. Lãnh đạo khởi nghĩa là Đinh Công Tráng. Địa bàn khởi nghĩa thuộc ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Đó là cuộc khởi nghĩa

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Ba Đình,

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: B

Câu 49. Khởi nghĩa nổ ra trong những năm 1885- 1895. Lãnh đạo khởi nghĩa là Phan Đình Phùng. Đó là cuộc khởi nghĩa

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Ba Đình,

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: D

Câu 50. Lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa này là Tống Duy Tân và một số thủ lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước. Đó là cuộc khởi nghĩa

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Ba Đình,

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: C

Câu 51: Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào được từng bước du nhập vào Việt Nam?

A. Phương thức sản xuất phong kiến

B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp

C. Phương thức sản xuất thực dân

D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Đáp án: D

Câu 52: Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để tăng lợi nhuận?

A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa

B. Phương thức bóc lột phong kiến

C. Phương thức bóc lột thực dân

D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa

Đáp án: B

Câu 53: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. 1895 - 1918

B. 1896 - 1914

C. 1897 - 1914

D. 1898 – 1918

Đáp án: C

Câu 54: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án: D

Câu 55: Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

Đáp án: C

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 2.348
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sử 11

    Xem thêm