Trắc nghiệm Vật lý 8 bài 8
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Vật lý lớp 8.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
Câu 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
- Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
- Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 2: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc
- Khối lượng lớp chất lỏng phía trên
- Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
- Thể tích lớp chất lỏng phía trên
- Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
- Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
- Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
- Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
- Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu 4: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
- Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
- Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
- Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
Câu 5: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:
- Tăng
- Giảm
- Không đổi.
- Không xác định được
Câu 6: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
- Tại M
- Tại N
- Tại P
- Tại Q
Câu 7: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
- Bình 1
- Bình 2
- Hình 3
- Bình 4
Câu 8: Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thuỷ ngân.Gọi p1, p2, p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:
- p1> p2 > p3
- p2> p3 > p1
- p3> p1 > p2
- p2> p1 > p3.
Câu 9: Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình 8 là hợp lí
- Hình a
- Hình b
- Hình c
- Hình d
Câu 10: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1 165 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Tàu đang lặn xuống
- Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
- Tàu đang từ từ nổi lên
- Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang
Câu 11: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
- 2500 Pa
- 400 Pa
- 250 Pa
- 25000 Pa
Câu 12: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:
- 1440 Pa
- 1280 Pa
- 12800 Pa
- 1600 Pa
Câu 13: Cho khối lượng riêng của thuỷ ngân là 13600 kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của thuỷ ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?
- 13,6 lần
- 1,36 lần
- 136 lần
- Không xác định được vì thiếu yếu tố.
Câu 14: Cho hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.
- pA > pB > pC > pD
- pA > pB > pC = pD
- pA < pB < pC = pD
- pA < pB < pC < pD
Câu 15: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
- 8000 N/m2
- 2000 N/m2
- 6000 N/m2
- 60000 N/m2
Câu 16: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là dHg = 136000 N/m3, của nước là dnước = 10000 N/m3, của rượu là drượu = 8000 N/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình
- pHg < pnước < prượu
- pHg > prượu > pnước
- pHg > pnước > prượu
- pnước >pHg > prượu
Câu 17: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 = 18000 N/m3 và d2 = 10000 N/m3.
- 64cm
- 42,5 cm
- 35,6 cm
- 32 cm
Câu 18: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phần rộng là 60 cm2, của phần hẹp là 20 cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.
- F = 3600N
- F = 3200N
- F = 2400N
- F = 1200N.
Câu 19: Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân 136000 N/m3, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Ở độ sâu bao nhiêu trong nước thì áp suất của nước bằng áp suất ở độ sâu 75cm trong thuỷ ngân?
- 136m
- 102m
- 1020m
- 10,2m
Câu 20: Hai bình đáy rời có cùng tiết diện đáy được nhúng xuống nước đến độ sâu nhất định (hình vẽ). Nếu đổ 1 kg nước vào mỗi bình thì vừa đủ để đáy rời khỏi bình. Nếu thay 1kg nước bằng 1kg chất lỏng khác có khối lượng riêng nhỏ hơn của nước thì các đáy bình có rời ra không?
- Đáy bình A rời ra, đấy bình B không rời.
- Đáy bình B rời ra, đấy bình A không rời.
- Cả hai đáy cùng rời ra.
- Cả hai đáy cùng không rời ra.
Câu 21: Công thức tính áp suất chất lỏng là
- p = d/h
- p = d.h
- p = d.V
- p = h/d
Câu 22: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?
- Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
- Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
- Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
Câu 23: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2.
- 196m; 83,5m
- 160m; 83,5m
- 169m; 85m
- 85m; 169m
Câu 24: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì
- p2 = 3p1
- p2 = 0,9p1
- p2 = 9p1
- p2 = 0,4p1
Câu 25: Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
- 10 cm
- 20 cm
- 30 cm
- 40 cm
Câu 26: Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng có trọng lượng riêng d tại một điểm cách mặt thoáng có độ cao h là:
- p = d.h
- p = h/d
- p = d/h
- Một công thức khác
Câu 27: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
- Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
- Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
- Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
- Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 28: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.
-----------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm công thức tính áp suất chất lỏng và đặc điểm và vai trò của bình thông nhau...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Vật lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Giải Vở BT Vật Lý 8, Lý thuyết Vật lí 8, Tài liệu học tập lớp 8