Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 17

VnDoc mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo tài liệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946, hy vọng bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập.

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946

Câu 1. Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Bác Hồ: "Giặc đổi, giặc dốt là ... của giặc ngoại xâm".

A. Bạn.

B. Tay sai.

C. Đồng minh.

D. Anh em.

Câu 2. Quân Trung Hoa Quốc dân đảng khi tiến vào Việt Nam đã làm gì?

A. Sách nhiễu chính quyến cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ, thay đổi quốc kì, Hồ Chí Minh phải từ chức.

B. Sử dụng một bộ phận Quân đội Nhật chờ giải giáp, đánh úp trụ sở chính quyền cách mạng.

C. Ngầm giúp đỡ, trang bị vũ khí cho quân Pháp, ủng hộ các hành động khiêu khích quân sự của Pháp.

D. Cản trở vẻ mặt ngoại giao, vận động các nước lớn không công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Câu 3. Cuối tháng 8/1945, Quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Anh, Pháp.

B. Anh, Trung Hoa Dân quốc.

C. Nhật, Pháp.

D. Pháp, Trung Hoa Dân quốc.

Câu 4. Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau tháng 8/1945 là:

A. Ta đã nắm chính, quyền trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước; Đảng Cộng sản Liên Xô và Quốc tế III tích cực ủng hộ, giúp đỡ.

B. Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ, rất gắn bó, ủng hộ chế độ mới; cách mạng thế giới cũng phát triển theo hướng có lợi cho ta.

C. Cách mạng nước ta được sự ủng hộ nhiệt liệt của các nước trong phe xã hội chù nghĩa.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?

A. Ta chưa in được tiền mới.

B. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.

C. Ta buộc phải chấp nhận đổng tiền mất giá "quan kim", "quốc tệ".

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá I là?

A. Đánh dấu sự thất bại bước đầu của bọn đế quốc, phản động tay sai trong Âm mưu chống phá chính quyền cách mạng.

B. Là một cuộc vận động chính trị rộng lớn, biểu dương khối đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm ủng hộ chế độ mới của nhân dân ta.

C. Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho chính quyền cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên thế giới.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7. Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 - 1946 là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt?

A. Vì lúc đó nhân dân ta hầu hết mù chữ nên việc thực hiện quyền công dân rất khó khăn.

B. Vì lúc đó Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế - tài chính, một nửa nước đã có chiến tranh.

C. Vì cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong điếu kiện các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8. Sau cuộc bầu cử Quốc hội, hội đổng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào?

A. Bắc Bộ, Nam Bộ.

B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Bộ, Trung Bộ.

D. Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.

Câu 9. Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói?

A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.

B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.

C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều.

D. Điều tiết lượng thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm cấm nạn đầu cơ lương thực.

Câu 10. Điền thêm từ còn thiếu trong lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: "... , ... ngay,... nữa. Đó là khẩu hiệu cửa ta ngày nay, đó là cách thiết thực để ta giữ vững quyền tự do độc lập".

A. Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất.

B. Thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất.

C. Không bỏ hoang ruộng đất, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất.

D. Khôi phục thuỷ lợi, tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất.

Câu 11. Để có động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tờ báo nào đã xuất hiện?

A. Nhành lụa.

B. Nông nghiệp.

C. Tấc đất.

D. Bạn dân.

Câu 12. Bầu cử Quốc hội khoá I được tiến hành trong thời gian nào? Có bao nhiêu đại biểu được bầu vào Quốc hội?

A. 6/ 1/1946,233 đại biểu.

B. 1/6/1946, 290 đại biểu.

C. 6/1/1946, 333 đại biểu.

D. 16/1/1946, 280 đại biểu.

Câu 13. Tháng 11/1946, ai giữ chức Bộ trường Bộ ngoại giao trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?

A. Hồ Chí Minh.

B. Nguyễn Tường Tam.

C. Lê Văn Hiến.

D. Phạm Văn Đồng.

Câu 14. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành biện pháp gì để giải quyết vấn để ruộng đất cho nông dân sau khi giành chính quyền thắng lợi?

A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho người không có ruộng.

B. Lấy ruộng đất của đế quốc, địa chủ chia cho dàn nghèo.

C. Chia lại ruộng đất công, tạm cấp mộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu mộng.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 15. Cơ quan chuyên giải quyết nạn dốt có tên gọi là gì?

A. Nha Học chính.

B. Ty Binh dân học vụ.

C. Nha Bính dân học vụ.

D. Ty học vụ.

Câu 16. Thắng lợi của chính quyền cách mạng trên lĩnh vực tài chính (1946) là:

A. Nhân dân đã quyên góp được 370 kg vàng cho ngân quỹ quốc gia.

B. Nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đổng cho "Quỹ độc lập".

C. Tiền mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được lưu hành trong cả nước.

D. Nhân dân dã quyên góp được 40 triệu đổng cho quỹ đảm phụ quốc phòng.

Câu 17. Để kêu gọi đồng bào tham gia Bình dân học vụ, diệt giặc dốt, Hồ Chủ tịch đã nói: "Một dân tộc ... là một dân tộc ...!". Hãy điền những từ còn thiếu.

A. Ít học, dốt.

B. Dốt, yếu.

C. Không học tập, không thể làm chủ đất nước mình.

D. Không học tập, dốt.

Câu 18. Ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược là ngày:

A. Ngày 6/9/1945.

B. Ngày 23/9/1945.

C. Ngày 5/10/1945.

D. Ngày 22/9/1945.

Câu 19. Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946?

A. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”.

B. "Hoà Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”.

C. "Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”.

D. "Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”.

Câu 20. Cơ sở nào để ta lựa chọn sách lược hoà hoãn với Tưởng?

A. Vì Đảng ta đã sớm nhận định Quân đội Tưởng sóm muộn rồi sẽ phải rút về nước để đối phó với phong trào cách mạng trong nước.

B. Vì quân Tưởng chưa công khai chống phá cách mạng bằng vũ lực mà chỉ xúi giục, giật dây cho bọn tay sai phản động.

C. Vì ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã gây hấn.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 21. Ta dã nhân nhượng với Tưởng Giới Thạch như thế nào?

A. Chấp nhận mọi yêu cầu cải tổ Chính phủ, Quốc hội theo ỷ chúng.

B. Chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng.

C. Chấp nhận tất cả mọi yêu cầu đảm bảo trật tự trị an, phương tiện đỉ lại của quân đôi Tưởng.

D. Chấp nhận cung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm cho quân đôi Tưởng.

Câu 22. Nhận xét chung về thái độ của Chính phù Việt Nam Dân chù Cộng hoà với quân dội Tường Giới Thạch là:

A. Ta nhân nhượng tuyệt đối.

B. Ta nhân nhượng từng bước.

C. Ta nhân nhượng có nguyên tắc.

D. Ta nhân nhượng quá nhiều.

Câu 23. Tác dụng của việc thực hiện chính sách nhân nhượng quân đội Tưởng Giới Thạch?

A. Làm thất bại âm mưu "diệt cộng cầm Hồ” của chúng.

B. Hạn chế đến mức thấp nhất những các hoạt động chống phá cửa Quân đội Tưởng Giới Thạch và các lực lượng phản động tay sai.

C. Tạo điều kiện cho ta tập trung đối phó với cuộc xâm lược của Pháp ở Nam Bộ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 24. Vì sao từ tháng 2/1946, ta chù trương hoà hoãn với Pháp?

A. Thực dân Pháp đã thương lượng để cả Anh và Tưởng giao quyền giải giáp lực lượng phát xít ở Việt Nam cho chúng.

B. Hoà hoãn với Pháp để đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước.

C. Pháp đang có ý định thương lượng với Chính phủ cách mạng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 25. Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, có bao nhiêu quân Pháp sẽ ra Bắc và đóng quân trong thời gian bao lâu?

A. 15.000 quân , 5 năm.

B. 150.000 quân, 8 năm.

C. 1.500 quân, 6 năm.

D. 150.000 quân, 3 năm.

Câu 26. Điều nào sau đây có trong với nội dung Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946)?

A. Việt Nam là một quốc gia độc lập trong khối Liên hợp Pháp.

B. Việt Nam là một quốc gia tự trị trong khối Liên hợp Pháp.

C. Việt Nam là một quốc gia tự do trong khối Liên hợp Pháp.

D. Việt Nam là một quốc gia tự chủ trong khối Liên hợp Pháp.

Câu 27. Ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946:

A. Có thêm thời gian hoà hoãn để củng cố chính quyền cách mạng.

B. Mở ra một khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, tỏ rõ thiện chí hoà bình của dân tộc.

C. Là hiệp ước đầu tiên Chính phủ cách mạng kí kết với đại diện nước khác, như thế mặc nhiên Chính phủ Pháp là nước đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 28. Hổ Chủ tịch trước khi sang Pháp đã dặn: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo em cái "bất biến" của dân tộc ta trong thời điểm này là gì?

A. Hoà bình.

B. Độc lập.

C. Tự do.

D. Tự chủ.

Câu 29. Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô là ai?

A. Nguyễn Tường Tam.

B. Hổ Chí Minh.

C. Phạm Văn Đổng.

D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 30. Vì sao đàm phán tại Hội nghị Phôngtennơblô thất bại?

A. Vì ta chưa có nhỉều kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao, đàm phán.

B. Vì dư luận thế giới không ủng hộ ta.

C. Vì Pháp muốn tái chiếm Việt Nam, không có thiện chí đàm phán.

D. Vì thái độ của phái đoàn tại cuộc đàm phán quá cứng rắn.

Câu 31. Cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định mạnh mẽ lập trường không thể lay chuyển của ta: độc lập, thống nhất.

B. Thể hiện thiện chí mong muốn hoà bình và có một giải pháp hoà bình về vấn đề Việt Nam của ta.

C. Hội nghị đã làm cho dư luận thế giới, nhân dân tiến bộ Pháp hiểu rõ hơn về thực chất của cuộc xung đột Việt - Pháp và tỏ thái độ úng hộ Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 32. Đại điện Việt - Pháp kí Tạm ước ngày 14/9/1946 là ai?

A. Hồ Chí Minh, Xanh-tơ-nỉ.

B. Võ Nguyên Giáp, Đắc-giăng-li-ơ.

C. Hồ Chí Minh, Mu-tế.

D. Phạm Văn Đổng, Pôn-muýt.

Câu 33. Bác Hồ gửi thư cho đồng bào Nam Bộ khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân li đó không bao giờ thay đổi" trong hoàn cảnh nào?

A. Pháp vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến sự tại Nam Bộ.

B. Pháp âm mưu tách Nam Bộ khởi Việt Nam bằng chủ trướng biển Nam Kì thành xứ tự trị.

C. Hồ Chí Minh chuẩn bị lên đường sang Pháp dự Hội nghị Phôngtennơblô.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 34. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?

A. Quân Trung Hoa dân quốc rút, Pháp đã phải chấp hành lệnh ngừng bắn ở Nam Độ.

B. Quân Trung Hoa dân quốc rút, nhưng Pháp ở Nam Bộ vẫn tiến hành các hoạt động quân sự.

C. Âm mưu tách Nam Bộ ra khởi Việt Nam, Pháp đã liên tục gây sức ép buộc ta phải chấp nhận họp Hội nghị Việt – Pháp tại Phôngtennơblô.

D. Quân Trung Hoa dân quốc rút, bọn tay sai của chúng quay sang ủng hô, liên kết với Pháp liên tục gây ra các vụ bạo động quân sự ở miền Bắc.

Câu 35. Khó khăn nào đẩy chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

A. Tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng.

B. Nạn đói, nạn dốt đe dọa nghiêm trọng, ngân quỹ của nhà nước trống rỗng.

C. Âm mưu của Tưởng và Pháp.

D. Tất cả các khó khăn trên.

Câu 36. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước ta được tổ chức vào thời gian nào, ở đâu?

A. Ngày 1 - 6 - 1946, tại Hà Nội.

B . Ngày 2 - 3 – 1946, Hà Nội.

C. Ngày 12 - 11 – 1946, Tân Trào - Tuyên Quang.

D. Ngày 20 - 10 – 1946, Hà Nội.

Câu 37. Câu nào dưới đây thuộc lời kêu gọi của Chủ tịch Hô Chí Minh nhằm giải quyết nạn đói?

A. "Không một tất đất bỏ hoang".

B. "Tấc đất, tấc vàng".

C. "Tăng gia sản xuất, Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!" .

D. Tất cả các câu trên.

Câu 38. Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào nào?

A. "Ngày đồng tâm".

B. "Tuần lễ vàng".

B. "Quỹ độc lập".

D. "Nhường cơm, xẻ áo".

Câu 39. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau đây:

A. Đến đầu tháng 3 - 1946, riêng Bắc Bộ có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.

B. Đến đầu tháng 3 - 1946, riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.

C. Đến đầu tháng 3 - 1946, riêng Bắc Bộ và Nam Bộ, có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.

D. Đến đầu tháng 3 - 1946, cả nước đã mở gần 3 vạn lớp học với 81 vạn.

Câu 40. Cao uỷ Pháp ở Đông Dương trong thời kì từ cuối năm 1945 đến 1947 là:

A. Lơ-cơ-léc.

B. Bô-la-éc.

C. Đác-giăng-li-ơ.

D. Rơ-ve.

Câu 41. Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Ngày 2 - 9 - 1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương.

B. Ngày 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

C. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.

D. Ngày 18 - 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án
1A22C
2A23D
3C24D
4D25A
5D26C
6D27D
7C28B
8C29C
9D30C
10A31D
11C32C
12C33D
13A34B
14C35D
15C36B
16C37D
17B38B
18B39D
19B40B
20D41B
21B
----------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Địa lý lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm