Bào quan đóng vai trò giao thông nội bào
Bào quan đóng vai trò giao thông nội bào được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bào quan đóng vai trò giao thông nội bào?
Câu hỏi: Bào quan đóng vai trò giao thông nội bào?
- Lưới nội chất
- Lizoxom
- Lục lạp
- Trung thể
Lời giải:
Đáp án đúng: A . Lưới nội chất
Bào quan đóng vai trò giao thông nội bào là lưới nội chất.
Giải thích:
Lưới nội chất đóng vai trò như một hệ giao thông của tế bào, có vai trò tổng hợp và vận chuyển các chất.
1. Tế bào
Tế bào đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
- Một cơ thể sống có thể có một (VD: cơ thể đơn bào) hoặc rất nhiều tế bào (VD: con người, động vật, thực vật).
- Một tế bào điển hình gồm:
- Màng sinh chất:
- Chất tế bào:
+ Ti thể
+ Ribôxôm, lưới nội chất, bộ máy Gôngi
+ Trung thể
- Nhân:
+ Nhiễm sắc thể
+ Nhân con
Chức năng của các bộ phận trong tế bào
Các bộ phận | Các bào quan | Chức năng |
Màng sinh chất | Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất | |
Chất tế bào | Thực hiện các hoạt động sống của tế bào | |
Lưới nội chất | Tổng hợp và vận chuyển các chất | |
Ribôxôm | Nơi tổng hợp prôtêin | |
Ti thể | Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng | |
Bộ máy gôngi | Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm | |
Trung thể | Tham gia quá trình phân chia tế bào | |
Nhân: - Nhiễm sắc thể - Nhân con | Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào - Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền - Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN) |
Ví dụ:
- Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất: Lấy các chất cần thiết và thải các chất không cần thiết.
- Chất tế bào chứa các bào quan sử dụng các chất mà tế bào lấy vào qua màng sinh chất tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào dưới sự điều khiển của nhân tế bào.
- Nhân tế bào chứa vật chất di truyền, điều khiển các hoạt động của các bào quan qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ ADN → ARN → Protein; các chất được tổng hợp, lấy vào.
Thành phần hóa học của tế bào
- Tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ.
+ Các chất hữu cơ chính là: protein, gluxit, lipid
+ Các chất vô cơ là muối khoáng, nước,…
Hoạt động sống của tế bào
- Mỗi tế bào luôn được cung cấp chất dinh dưỡng để tổng hợp các chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Đồng thời tế bào xảy ra quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất vô cơ.
⇒ Đây là hai mặt cơ bản trong quá trình sống của tế bào.
2. Lưới nội chất
Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau.
Các loại lưới nội chất
Người ta chia lưới nội chất thành 2 loại:
- Lưới nội chất hạt (trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào), có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome đính trên bề mặt, phần không có hạt gọi là đoạn chuyển tiếp.
- Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào. Lưới nội chất trơn thông với lưới nội chất hạt, không thông với khoảng quanh nhân và có liên kết mật thiết với bộ máy Golgi.
Chức năng mạng lưới nội chất
Mạng lưới nội chất đảm nhiệm nhiều vai trò trọng yếu trong mỗi tế bào:
+ Sinh tổng hợp protein và lipid: Hệ thống mạng lưới nội chất tỏa rộng khắp tế bào đóng vai trò trung tâm trong việc sinh tổng hợp các protein và lipid cần thiết. Thật vậy, phần lớn các loại protein, lớp màng kép lipid cùng những loại lipid của phần lớn các bào quan - bao gồm cả bộ máy Golgi, tiêu thể, nội thể, túi tiết và ngay bản thân mạng lưới nội chất - đều được sản sinh từ lớp màng của hệ thống mạng lưới này.
+ Glycosyl hóa và cuộn gập các protein: Phần lớn các protein trước khi được chuyển đến đích cần phải trải qua quá trình glycosyl hóa để trở thành các glycoprotein, đồng thời các protein phải được cuộn xoắn và hình thành các liên kết disulfit đúng quy cách. Các enzyme nằm trên bề mặt trong của mạng lưới nội chất sẽ đảm nhiệm việc thực thi và kiểm tra các quá trình này. Mạng lưới nội chất cũng chứa các enzyme và protein có chức năng tống khứ các "sản phẩm" sai hỏng vào tế bảo chất để các tiêu thể xử lý; nếu số lượng protein sai hỏng tăng lên quá nhiều thì các thụ thể trong mạng lưới nội chất sẽ truyền tín hiệu về nhân tế bào để tế bào có phản ứng đối phó thích hợp.
+ Chuyển vận các chất: mạng lưới nội chất là nơi đảm nhiệm quá trình trung chuyển các chất (nhất là protein) trong tế bào. Các loại protein cần thiết cho việc bài tiết và cho các bào quan đều được chuyển từ tế bào chất tới mạng lưới này để được trung chuyển tới đích. Như đã nói, vào cuối quá trình sinh tổng hợp protein tại ribosome, protein sẽ được chuyển vận vào lưới nội chất thông qua quá trình chuyển dịch đồng dịch mã (co-translational translocation) và các phân tử protein, lipid đã được sinh tổng hợp sẽ được chuyển từ mạng lưới nội chất sang bộ máy Golgi tại các đoạn mạng lưới nội chất chuyển tiếp (transitional ER).
+ Vai trò trong bài tiết protein: Một số protein nằm trong lớp màng của mạng lưới nội chất sẽ bị cắt bỏ phần nằm trong màng, phần còn lại sẽ được gắn vào một "cái neo" axít béo mang tên neo glycosylphospatidyl-inositol (neo GPI) cũng được gắn vào trong màng lưới nội chất. Phần màng này sẽ tách khỏi lưới nội chất và hình thành một túi mang protein đến một vị trí nhất định trong tế bào (thường là tại màng tế bào hay màng của một bào quan) nhằm phản ứng với một kích thích mà tế bào nhận được. Phần neo GPI có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho túi protein tới vị trí đích đến.
+ Dự trữ ion Ca2+: Mạng lưới nội chất là nơi dự trữ các ion Ca2+ dùng trong nhiều phản ứng đáp ứng quan trọng của tế bào trước các tín hiệu mà nó nhận được. Một bơm ion calci đặc biệt sẽ có nhiệm vụ đưa Ca2+ từ lưới nội chất vào tế bào chất. Nhằm lấp đầy các ion Ca2+ hao hụt trong các phản ứng này, một bơm Ca2+ đảm nhiệm vai trò đưa ion calci ngược từ tế bào chất vào mạng lưới nội chất. Một số đoạn trong hệ thống lưới nội chất được thiết kế để chuyên đảm nhiệm vai trò dự trữ các ion Ca2+, tỉ như các lưới cơ tương trong các tế bào cơ.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bào quan đóng vai trò giao thông nội bào. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.