Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ?

Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ? được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ?

Câu hỏi: Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ?

Lời giải:

Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.

1. Da là gì?

Da là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D. Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Diện tích bề mặt là 2m2

2. Cấu tạo của da

Dựa vào mặt cắt ngang, các chuyên gia chia da làm 3 phần chính:

- Lớp thượng bì (Biểu bì)

- Lớp trung bì (Nội biểu bì)

- Lớp hạ bì (Mô dưới da – Mỡ dưới da)

Lớp thượng bì – lớp bảo vệ

- Thượng bì chính là lớp da bên ngoài cùng mà bạn có thể chạm và quan sát với mắt thường. Nó có độ dày trung bình khoảng 0,2 mm tùy từng vùng. Thông thường, lớp thượng bì dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở quanh mắt.

- Nhiệm vụ chính của lớp thượng bì là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vật lạ, bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại, nấm, vi khuẩn… Ngoài ra, lớp thượng bì còn có khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn chặn tia cực tím và quyết định màu da.

- Các bộ phận khác như nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi… cũng tồn tại ở lớp thượng bì.

- Từ ngoài vào trong, lớp thượng bì được phân thành 4 phần là lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Ngoại trừ lòng bàn tay và bàn chân còn xuất hiện thêm lớp bóng giữa lớp sừng và lớp hạt.

+ Lớp sừng: Đây là lớp ngoài cùng của da, bị sừng hóa trở thành mô chết, không còn cấu trúc tế bào. Các mô này xếp chồng lên nhau tạo thành “bức tường” chống thấm, bảo vệ da cũng như ngăn cản sự mất nước.

+ Lớp hạt: bao gồm 2-3 lớp tế bào, trong bào tương tồn tại vô số hạt nhỏ. Các hạt này đi ra ngoài sẽ tạo thành chất sừng và các lipid thượng bì.

+ Lớp gai: là lớp dày nhất trong thượng bì. Các tế bào xếp chồng nhau và liên hệ mật thiết với nhau.

+ Lớp đáy: là lớp trong cùng của thượng bì, nơi sản sinh các lớp tế bào mới liên tục.

+ Lớp bóng: chỉ hình thành ở vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Lớp bóng thường trong suốt, ít thấm nước, ít cản tia, có vân nhưng không có lông và tuyến bã.

Lớp bì- Lớp giữa của da

Lớp trung bì nằm kế tiếp lớp thượng bì, bao gồm 2 phần cơ bản:

  • Lớp nhú: Lớp này vô cùng mỏng manh, tùy từng vùng da mà chúng có thể tồn tại hoặc không.
  • Lớp lưới: Lớp này được cấu tạo từ những bó sợi, sợi keo (elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen)

Lớp hạ bì - Lớp mỡ dưới da

- Là lớp nằm bên dưới cùng trong cấu trúc của làn da.

- Lớp hạ bì chứa các tiểu thùy mỡ cùng với các phần phụ của da như nang lông, neuron cảm giác, và mạch máu.

3. Chức năng của da

- Hàng rào bảo vệ: Đây là chức năng cơ bản quan trọng đầu tiên của da. Nhờ có làn da, cơ thể cùng các nội tạng bên trong được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại, vi sinh vật, chất độc xâm nhập vào bên trong cơ thể, ngoài ra, nhờ khả năng không thấm nước nên da cũng giúp cơ thể ổn định được lượng nước bên trong.

- Cân bằng nội mô: da giúp cân bằng nội môi của cơ thể nhờ vào khả năng điều hòa nhiệt độ, kiểm soát lượng nước bốc hơi qua da.

- Nội tiết: tổng hợp được Vitamin D cho cơ thể nhờ các tế bào keratinocyte của da

- Bài tiết: thông qua các tuyến mồ hôi (sweat glands) và tuyến bã nhờn (sebaceous glands), da giúp cơ thể bài xuất nước, urea, ammonia ra khỏi cơ thể thông qua việc thoát mồ hôi

- Chức năng cảm giác: giúp cơ thể bạn cảm nhận được cảm giác đụng chạm, nóng, lạnh, đau, cảm giác sâu thông qua các tế bào thần kinh Markel, neuron cảm giác,…

- Chức năng miễn dịch: nhờ các tế bào Langerhans, hàng rào không thấm nước cùng các tế bào miễn dịch xuất hiện trong làn da, da của bạn sẽ nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài vào.

4. Các loại da

Gồm có 5 loại da cơ bản:

Da thường

Đây là loại da lý tưởng nhất trong các loại da cơ bản và ai cũng mong muốn được sở hữu làn da này. Da thường luôn ở trạng thái cân bằng, không quá nhờn cũng không quá khô với bề mặt láng mịn.

Da khô

Chúng ta thường sẽ nhầm lẫn da khô với da thường.Tuy nhiên, da khô không có trạng thái lý tưởng như da thường mà chúng thường tiết rất ít dầu khiến cho bề mặt kém láng mịn.

Da nhờn

Trái ngược với da khô là da nhờn. Nếu da khô là do tiết dầu quá ít thì ngược lại, da nhờn là do tiết dầu quá nhiều khiến cho da luôn trong tình trạng bóng nhờn. Da nhờn rất dễ nhận biết bởi chúng thường khiến làn da có lỗ chân lông to và rất dễ bị mụn.

Da hỗn hợp

Trong các loại da cơ bản, người có làn da hỗn hợp chiếm số lượng đông nhất, đặc biệt là ở nữ giới. Thông thường chúng ta sẽ gặp tình trạng hai bên má da khô, còn vùng chữ T là da nhờn. Điều này khiến cho hai bên mũi dễ bị mụn và lỗ chân lông to, trong khi đó hai bên má thì da lại sần sùi thô ráp vì thiếu nước và thiếu dầu.

Da nhạy cảm

Loại da này dễ khô căng và phản ứng mạnh mẽ với sự thay đổi của môi trường xung quanh hoặc các loại mỹ phẩm.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện được chức năng bảo vệ? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm