Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thành phần hóa học và tính chất của xương

Thành phần hóa học và tính chất của xương được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Cấu tạo của xương

Cấu tạo của xương dài

Cấu tạo 1 xương dài gồm có:

- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có:

màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương

+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

Chức năng của xương dài

Các phần của xương

Cấu tạo

Chức năng

Đầu xương

- Sụn bọc đầu xương

- Mô xương xốp gồm các nan xương

- Giảm ma sát trong khớp xương

- Phân tán lực tác động

- Tạo các ô chứa tủy đỏ

Thân xương

- Màng xương

- Mô xương cứng

- Khoang xương

- Giúp xương phát triển to bề ngang

- Chịu lực, đảm bảo vững chắc

- Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

Cấu trúc xương người

Hệ thống xương của cơ thể người thường được chia làm 2 loại chính là xương dài xương ngắn và xương dẹt. Với mỗi loại xương đều có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt, tuy nhiên chúng cũng có những cấu trúc chung giống nhau bao gồm: lớp màng xương (gồm màng trong và màng ngoài), phần xương cứng, phần xương xốp, tủy xương:

+ Lớp màng xương: gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và bao bọc tủy xương ở bên trong. Lớp ngoài cấu tạo từ các sợi mô liên kết chắc chắn tạo thành 1 lớp mỏng bao bên ngoài và dính chặt vào xương. Lớp trong gồm nhiều tế bào sinh xương giúp xương phát triển to và dài ra, lớp màng này có các mạch máu nuôi dưỡng.

+ Phần xương cứng: là phần xương rắn chắc nhất, có màu vàng nhạt.

+ Phần xương xốp: cấu trúc gồm nhiều bè xương bắt chéo vào nhau tạo thành phần xương có nhiều các hốc nhỏ.

+ Tủy xương: nằm ở trong cùng của xương gồm các tế bào tạo máu (tủy đỏ) và tế bào nền (tủy vàng). Tế bào tạo máu có vai trò sản xuất hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, còn tế bào nền có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau.

Hệ thống xương của con người

Cu trúc riêng biệt của từng loại xương

+ Xương dài: là loại xương chiếm nhiều nhất, có hình ống như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…Ở phần đầu của xương dài, lớp xương cứng rất mỏng bao bọc bên ngoài lớp xương xốp, các bè xương ở đây xếp theo nhiều hướng khác nhau tạo thành những hốc nhỏ. Phần thân xương, lớp xương chắc, đặc ở ngoài làm thành một ống xương dày ở giữa, và mỏng dần ở 2 đầu; lớp xương xốp ở trong thì ngược lại, mỏng ở giữa và dày dần ở 2 đầu; trong cùng là một ống tủy dài chứa đầy tủy vàng

+ Xương ngắn: gồm các xương như đốt sống, xương cổ tay, cổ chân…Các xương này có cấu trúc tương tự phần đầu của các xương dài bên ngoài là một lớp xương cứng mỏng, bên trong là một khối xương xốp.

+ Xương dẹt: là các xương có hình bản dẹt mỏng như xương bả vai, xương chậu, xương sọ… cấu tạo gồm 2 bản xương đặc, giữa là một lớp xương xốp.

2. Sự to ra và dài ra của xương

- Sự to ra của xương:

+ Tế bào ở màng xương phân chia→ các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra

+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm

+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.

- Sự dài ra của xương:

+ Ta nhận thấy xương có sự dài ra. Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.

3. Thành phần hóa học của xương

Thành phần hóa học chính của xương gồm 2 phần chính là chất hữu cơ và chất vô cơ (chất khoáng) liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể.

+ Chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng khô của xương) gồm có protein, lipid, mucopolysaccarid. Trong đó chiếm tỷ lệ cao là collagen và các phức hợp protein (là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic kết hợp với protein).

+ Chất vô cơ (chiếm 70% trọng lượng khô của xương) gồm các muối Canxi, Magie, Mangan, Silic, Kẽm, Đồng…trong đó chủ yếu là CaCO3, Ca3(PO4)2.

Các thành phần hóa học của xương ở mỗi người có tỉ lệ không hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ đó phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh lý. Cơ thể càng non, chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em mềm dẻo hơn. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương giòn, dễ gãy.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Thành phần hóa học và tính chất của xương. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm