Giải thích vì sao xương hầm lâu thì bở
Giải thích vì sao xương hầm lâu thì bở được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vì sao xương hầm lâu thì bở
Câu hỏi: Giải thích vì sao xương hầm lâu thì bở
Trả lời:
- Xương bở do chất hữu cơ (cốt giao) dễ phân hủy ở nhiệt độ cao dẫn đến xương mất tính mềm dẻo → dễ tan ra.
1. Khái niệm bộ xương
Bộ xương người bao gồm tất cả các xương riêng lẻ hoặc nối liền với nhau được hỗ trợ và bổ sung bởi dây chằng, sụn, gân và cơ. Nó đóng vai trò như một cái khung làm chỗ bám giữ cho các cơ, nâng đỡ cho các cơ quan nội tạng và bảo vệ các cơ quan như tim, phổi, não. Đây là một trong những lý do khiến khối lượng bộ xương người thường chiếm 12 đến 20% tổng khối lượng cơ thể người với giá trị trung bình là 15%.
- Xương đầu: khối xương sọ và xương mặt
- Xương thân: cột sống gồm nhiều đốt sống khớp lại với nhau
- Bốn chỗ công cùng với xương ức xương sườn => lồng ngực
- Xương chi: đai xương có đai vai đai hông.
Xương có rất nhiều hình dáng và kích cỡ, thêm vào đó, chúng không được phân bố đồng đều trải khắp cơ thể, vì vậy, một vài khu vực có nhiều xương hơn các khu vực khác rất nhiều. Chứa nhiều xương nhất trong số đó là bàn tay và bàn chân.
Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái, có nghĩa là một cơ thể với hai bàn tay và hai bàn chân thì đã có 106 chiếc xương nằm ở đó. Hay nói cách khác, bàn tay và bàn chân chứa hơn nửa số xương trong cơ thể bạn.
2. Cấu tạo xương
Xương được cấu tạo từ 3 lớp chính, cụ thể như:
- Periosteum – Màng xương: Đây là một lớp màng cứng bao bọc ở bên ngoài xương, chúng có nhiệm vụ bảo vệ xương.
- Compact bone – Xương đặc: Phần bên dưới màng xương là xương đặc, có màu trắng, cứng và nhẵn. Xương đặc giúp cung cấp, hỗ trợ và bảo vệ cấu trúc xương.
- Spongy bone – Xương xốp: Đây là lõi của xương, mềm hơn xương đặc và nằm ở trung tâm của xương. Xương xốp có nhiều lỗ rỗng nhỏ để chứa tủy.
Ngoài ra, xương cũng có các thành phần khác giúp xương gắn kết hơn:
- Dây chằng: Là tập hợp các dải mô dày liên kết với nhau để giúp các xương hoạt động linh hoạt.
- Gân: Đây là bộ phận gắn kết các dải mô nối các đầu cơ với xương.
- Sụn: Sụn là chất dẻo bao phù ở đầu các xương với nhiệm vụ hỗ trợ xương di chuyển mà không gây ma sát hay cọ xát các xương vào với nhau. Trường hợp sụn bị bào mòn đồng nghĩa với việc viêm khớp, thoái hóa khớp xuất hiện, gây đau đớn và khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển.
- Khớp xương: Đây là nơi hai hoặc nhiều xương trong cơ thể kết nối với nhau. Khớp chia làm 3 loại chính là: Các khớp bất động (ví dụ: Khớp xương sọ), khớp cử động một phần (ví dụ: khớp xương sườn) và khớp chuyển động (ví dụ: khuỷu tay, vai và đầu gối).
*Sự to ra và dài ra của xương
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương →">→ không cao thêm
+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm →→ xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
3. Chức năng
- Di chuyển: Khung xương người hỗ trợ trọng lượng cơ thể để hỗ trợ đứng và di chuyển. Cụ thể, xương, các khớp, mô liên kết và các cơ kết hợp với để làm cho các bộ phận cơ thể di chuyển.
- Sản xuất tế bào máu: Xương chứa các tủy xương với nhiệm vụ sản xuất hồng cầu (red blood cells) và bạch cầu (white blood cells).
- Bảo vệ các cơ quan: Xương hỗ trợ bảo vệ cơ thể, chẳng hạn như hộp sọ bảo vệ não, xương sườn bảo vệ tim và phổi, trong khi đó, xương sống bảo vệ tủy sống.
- Lưu trữ các khoáng chất: Xương là nguồn cung cấp khoáng chất như canxi và vitamin D.
4. Bệnh về xương khớp hay mắc phải
Thoái hóa khớp:
Là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao...
Loãng xương
Là do thiếu hụt bất thường trong chất xương và sự thoái hóa cấu trúc xương ở những người lớn trung niên, điều này có thể khiến xương bị yếu và dễ gãy hơn. Loãng xương là một căn bệnh âm thầm. Bạn có thể không biết bản thân mắc bệnh cho tới khi xương bị gãy. Việc luyện tập thể dục, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cùng với việc thực hiện đều đặn các xét nghiệm đo tỷ trọng khoáng xương có thể giúp bạn ngăn chặn chứng loãng xương.
Thoát vị đĩa đệm
Là do nhân nhầy đĩa đệm ở cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm do các yếu tố di truyền, sai tư thế trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên hay bị tai nạn, chấn thương cột sống… Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính như: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây ra các triệu chứng tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hoặc đau từ vùng cổ, gáy rồi lan ra hai vai, lan xuống cánh tay, bàn tay,… Ngoài ra, bệnh còn gây đau cột sống và đau rễ thần kinh với mỗi đợt đau có thể kéo dài từ 1- 2 tuần.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích vì sao xương hầm lâu thì bở. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.