Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân

VnDoc xin giới thiệu bài Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân  được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?

Trả lời:

Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

=> Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân đảm bảo chúng phù hợp nhất, hoàn thiện nhất cho chức năng của tay, chân.

1. Sự giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân

Giống nhau:

+ Đều là xương ống.

+ Xương đai vai (đai hông)

+ Xương cánh tay (cẳng chân)

+ Xương cổ tay (cổ chân)

+ Xương bàn tay (bàn chân)

+ Xương ngón tay (ngón chân)

Khác nhau:

+ Xương tay có kích thước nhỏ hơn, có các khớp xương cử động linh hoạt, xương ngón tay cái đối diện với xương các ngón còn lại. Điều này phù hợp với chức năng cầm, nắm, sử dụng các công cụ lao động.

+ Xương chân có kích thước to hơn, xương gót nhô ra phía sau, xương bàn chân cong lên, có các khớp xương vững chắc. Cấu tạo này phù hợp với chức năng giúp cơ thể đứng vững, tạo dáng đứng thẳng, nâng đỡ cơ thể.

2. Bộ xương người là gì? Có bao nhiêu xương?

Bộ xương người là hệ thống trung tâm của cơ thể, bao gồm các xương, mô liên kết, sụn, gân và dây chằng. Hệ thống xương người trưởng thành chứa 206 xương, trong khi đó trẻ em có thể có hơn 300 xương.

Hệ thống xương ở nam và nữ giới có thể có sự khác biệt. Xương nam giới thường dài và có khối lượng cao hơn. Trong khi đó, hệ thống xương ở phụ nữ thường có xu hướng phát triển lớn hơn hơn phần xương chậu, điều này phù hợp cho việc mang thai và sinh con.

Bất kể giới tính, bộ xương người tương tự như xương ở các động vật khác, bao gồm hai phần chính, được gọi xương trục và xương phần phụ. Phụ thuộc vào hai bộ phận chính, cấu tạo bộ xương người có thể bao gồm các phần như sau:

+ Bộ xương trục (Axial skeleton): Xương móng (The hyoid), xương mặt (The facial bones), cột sống (The spine)

+ Xương phần phụ (The appendicular skeleton): Xương ức (Pectoral girdle), xương chi (xương dài ở tay và chân), xương chậu (Pelvic girdle) và bàn tay – bàn chân (Hands and feet)

3. Cấu tạo của xương người

- Lớp màng xương: gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và bao bọc tủy xương ở bên trong. Lớp ngoài cấu tạo từ các sợi mô liên kết chắc chắn tạo thành 1 lớp mỏng bao bên ngoài và dính chặt vào xương. Lớp trong gồm nhiều tế bào sinh xương giúp xương phát triển to và dài ra, lớp màng này có các mạch máu nuôi dưỡng.

- Phần xương cứng: là phần xương rắn chắc nhất, có màu vàng nhạt.

- Phần xương xốp: cấu trúc gồm nhiều bè xương bắt chéo vào nhau tạo thành phần xương có nhiều các hốc nhỏ.

- Tủy xương: nằm ở trong cùng của xương gồm các tế bào tạo máu (tủy đỏ) và tế bào nền (tủy vàng). Tế bào tạo máu có vai trò sản xuất hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, còn tế bào nền có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau.

4. Cấu trúc riêng biệt của từng loại xương

+ Xương dài: là loại xương chiếm nhiều nhất, có hình ống như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…Ở phần đầu của xương dài, lớp xương cứng rất mỏng bao bọc bên ngoài lớp xương xốp, các bè xương ở đây xếp theo nhiều hướng khác nhau tạo thành những hốc nhỏ. Phần thân xương, lớp xương chắc, đặc ở ngoài làm thành một ống xương dày ở giữa, và mỏng dần ở 2 đầu; lớp xương xốp ở trong thì ngược lại, mỏng ở giữa và dày dần ở 2 đầu; trong cùng là một ống tủy dài chứa đầy tủy vàng

+ Xương ngắn: gồm các xương như đốt sống, xương cổ tay, cổ chân… Các xương này có cấu trúc tương tự phần đầu của các xương dài bên ngoài là một lớp xương cứng mỏng, bên trong là một khối xương xốp.

+ Xương dẹt: là các xương có hình bản dẹt mỏng như xương bả vai, xương chậu, xương sọ… cấu tạo gồm 2 bản xương đặc, giữa là một lớp xương xốp.

5. Chức năng của xương

Xương là bộ phận có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm cho phép cơ thể chuyển động, bảo vệ các cơ quan nội tạng, ngoài ra còn:

+ Tổng hợp các chất dinh dưỡng

+ Lưu trữ khoáng chất

+ Dự trữ chất béo

+ Hỗ trợ giải độc cho cơ thể

+ Chức năng nội tiết

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm