Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
VnDoc xin giới thiệu bài Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
Câu hỏi: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
Trả lời:
Xương gồm 2 thành phần chính là chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng). Khi hầm xương các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nên nước xương thường sánh và ngọt, phần còn lại trong xương là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên xương bị bở.
1. Cấu tạo của xương
Cấu tạo của xương dài
* Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
* Chức năng của xương dài
- Đầu xương:
+ Giảm ma sát trong khớp xương
+ Phân tán lực tác động
+ Tạo các ô chứa tủy đỏ
- Thân xương
+ Giúp xương phát triển to bề ngang
+ Chịu lực, đảm bảo vững chắc
+ Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.
Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
2. Sự to ra và dài ra của xương
- Sự to ra của xương:
+ Tế bào ở màng xương phân chia → các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra
+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm
+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
- Sự dài ra của xương: Ta nhận thấy xương có sự dài ra. Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
3. Thành phần hóa học của xương
Thành phần chính của xương là chất vô cơ và chất hữu cơ. Xương tươi của cơ thể người gồm các thành phần như: 50% nước, 17.75% mỡ, 12.45% chất hữu cơ, 21.8% chất vô cơ.
+ Chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng khô của xương) gồm có protein, lipid, mucopolysaccarid. Trong đó chiếm tỷ lệ cao là collagen và các phức hợp protein (là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic kết hợp với protein).
+ Chất vô cơ (chiếm 70% trọng lượng khô của xương) gồm các muối Canxi, Magie, Mangan, Silic, Kẽm, Đồng… trong đó chủ yếu là CaCO3, Ca3(PO4)2.
4. Chức năng của xương
Xương của người có những chức năng quan trọng như:
+ Nâng đỡ cơ thể, định hình cơ thể, giúp cơ thể di chuyển và hoạt động.
+ Tổng hợp chất dinh dưỡng: Xương tạo ra bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu nuôi dưỡng xương và các bộ phận khác trong cơ thể con người.
+ Dự trữ chất béo: Các mô mỡ tủy xương có nhiệm vụ lưu trữ chất béo.
+ Lưu trữ khoáng chất.
+ Cân bằng nồng độ pH.
+ Hỗ trợ quá trình giải độc cơ thể: Xương có khả năng hấp thụ kim loại nặng và các chất độc từ máu.
+ Cân bằng canxi.
+ Chức năng nội tiết.
5. Các căn bệnh về xương thường gặp
+ Thoái hóa khớp: là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp.
+ Viêm khớp dạng thấp: là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động
+ Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
+ Bệnh gai cột sống: là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.
+ Đau thần kinh tọa: là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
+ Thoái hóa cột sống: bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp
+ Loãng xương: là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.