Đơn vị trao đổi khí ở phổi gọi là

Đơn vị trao đổi khí ở phổi gọi là được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đơn vị trao đổi khí ở phổi gọi là

  1. Khí quản
  2. Phế quản
  3. Phế nang
  4. Thanh quản

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Phế quản

I. Phổi

1. Phổi nằm ở đâu trong cơ thể?

- Phổi nằm trong lồng ngực cả ở bên phải và bên trái chúng ta. Nhìn từ phía trước, phổi kéo dài từ phía trên xương đòn (xương quai xanh) ở phía trên ngực cho đến phía dưới của xương sườn số 6. Từ phía sau, phổi kết thúc ở khoảng xương sườn số 10. Màng phổi (lớp màng bao phủ cả hai lá phổi) có thể kéo dài xuống đến xương sườn số 12. Từ trước ra sau, hai lá phổi lấp đầy khoang ngực nhưng được chia tách ra bởi quả tim nằm ở giữa hai lá phổi.

- Phổi được phân ra thành nhiều phần khác nhau thông qua các rãnh liên thùy. Các rãnh liên thùy này là ranh giới phân chia nhu mô phổi thành các thùy phổi. Lá phổi phải có ba thùy, được gọi là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới. Lá phổi trái chỉ có hai thùy, là thùy trên và thùy dưới.

2. Chức năng của phổi

- Chức năng chính của phổi là giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (hồng cầu). Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng. Phổi cũng giúp cơ thể loại bỏ khí CO2 khi chúng ta thở ra. Những vai trò khác được đảm nhiệm bởi phổi có thể kể đến như:

+ Điều chỉnh độ pH máu (khi máu nhiễm toan hoặc kiềm) bằng cách gia tăng hoặc làm giảm lượng CO2

+ Lọc các cục máu đông nhỏ được hình thành trong tĩnh mạch

+ Lọc các bóng khí có thể xuất hiện trong máu

+ Chuyển hóa một loại chất hóa học trong máu với tên gọi angiotensin I thành angiotensin II, vốn rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

3. Nguyên lý hoạt động của phổi

- Hít thở hay còn được gọi là quá trình hô hấp. Đó là quá trình để không khí có thể đi vào trong phổi dựa trên sự chênh lệch về áp suất không khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Không khí về bản chất gồm nhiều các hạt phân tử nhỏ, bao gồm cả oxy.

- Để có thể hít khí vào, phổi phải lớn hơn. Điều này làm giảm áp suất trong phổi so với môi trường bên ngoài. Không khí sẽ tràn vào phổi để làm cho áp suất cân bằng, đó là chính là hít vào. Kích thước của phổi thay đổi tùy thuộc vào cách mà bạn huy động nó. Cơ thể chúng ta có một nhóm các cơ đặc biệt để giúp cho phổi gia tăng kích thước. Một trong những cơ ảnh hưởng chính đến quá trình hô hấp đó là cơ hoành. Cơ hoành được tìm thấy ở ngay phía dưới phổi và có hình dạng giống mái vòm. Khi cơ này co lại (bó chặt hơn), nó phẳng hơn và làm cho phổi gia tăng kích thước. Trong quá trình vận động, cơ hoành phẳng hơn so với khi nghỉ ngơi. Điều này giúp cho phổi nở lớn hơn và nhiều không khí đi vào hơn.

- Quá trình thở ra về cơ bản là ngược lại với quá trình hít vào, ngoại trừ việc đây thường là quá trình thụ động. Có nghĩa là không cần đến sự co thắt của các cơ. Quá trình thở ra cũng phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất không khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp này, áp suất ở trong phổi lớn hơn ở bên ngoài, làm cho không khí bị đẩy ra.

- Phổi tiếp nhận máu đã bị khử oxy (thiếu oxy) từ tim thông qua các mạch máu gọi là động mạch phổi. Máu bị khử oxy được đưa đến các phế nang. Tại đây, oxy trong không khí đã được dẫn vào thông qua các phế quản và tiểu phế quản sẽ đi qua lớp màng tế bào mỏng trong phế nang. Một chất hóa học trong máu với tên gọi là haemoglobin, có ái lực cao với oxy, haemoglobin liên kết chặt chẽ với oxy trong tế bào hồng cầu, cho phép vận chuyển oxy đi theo mạch máu. Cùng lúc oxy được vận chuyển đi, thì CO2 bị thải ra ngoài máu để vào phế nang, và được thở ra ngoài.

- Khi máu đi qua phổi và được cung cấp oxy, nó được là gọi là máu giàu oxy (máu đỏ). Máu này sẽ quay trở lại tim thông qua các tĩnh mạch phổi. Tại đây, máu giàu oxy sẽ được bơm đi khắp cơ thể. Oxy được vận chuyển nhờ các tế bào hồng cầu sẽ được các tế bào trong cơ thể sử dụng.

II. Phế quản

1. Vị trí của phế quản

- Hệ hô hấp người bao gồm hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Trong đó, hệ hô hấp trên gồm có mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản… có nhiệm vụ lấy không khí, lọc không khí trước khi đưa không khí xuống hệ hô hấp dưới. Và hệ hô hấp dưới gồm khí quản, phế quản, phế nang, màng phổi và phổi có nhiệm vụ dẫn khí, lọc khí và trao đổi khí.

- Như vậy, phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới. Là phần tiếp nối phía dưới của khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5. Từ vị trí này tách thành phế quản gốc phải và phế quản gốc trái, sau đó đi vào hai lá phổi qua một vị trí mà chúng ta gọi là “rốn phổi”. Vị trí khí quản tách thành phế quản có tên là “ngã ba khí phế quản”.

-Sau khi vào phổi, phế quản chính tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ dần hơn. Ngoài ra, sự phân chia cây phế quản cũng là cơ sở để phân chia các thùy của phổi.

2. Cấu trúc hệ thống phế quản

- Như đã nói, phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái. Hai phế quản chính tạo với nhau một góc 70o. Phế quản gốc phải: dài khoảng 10 – 14 mm, đường kính khoảng 12 – 16 mm, số vòng sụn là 6 – 8. Phế quản gốc trái: dài khoảng 50 – 70 mm, đường kính khoảng 10 – 14 mm, số vòng sụn là 12 – 14. Ngoài ra, phế quản chính phải thường to hơn, ngắn hơn, dốc hơn nên thường dị vật lọt vào phổi phải.

- Toàn bộ phế quản chính và sự phân chia của phế quản chính tới tận phế nang tạo nên hình ảnh cây phế quản. Sự phân chia có thể được hình dung ngắn gọn như sau:

+ Mỗi phế quản chính sau khi chui vào rốn phổi sẽ chia thành các phế quản thùy.

+ Mỗi phế quản thùy dẫn khí cho một thùy phổi và lại chia thành các phế quản phân thùy dẫn khí cho một phân thùy phổi.

+ Tiếp theo đó, mỗi phế quản phân thùy lại chia thành các phế quản hạ phân thùy.

+ Các phế quản hạ phân thùy lại chia nhiều lần nữa cho tới tiểu phế quản -> tiểu phế quản tận cùng -> tiểu phế quản hô hấp -> ống phế nang -> túi phế nang-> phế nang. Tiểu thùy phổi là một đơn vị cơ sở của phổi. Nó bao gồm các tiểu phế quản hô hấp dẫn khí vào ống phế nang rồi vào túi phế nang và sau cùng là phế nang. Mặt phế nang có các mao mạch phổi để trao đổi khí giữa máu và không khí.

3. Chức năng của phế quản

Phế quản có hai chức năng chính là dẫn khí và bảo vệ phổi, các chức năng này được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật.

- Vai trò dẫn khí

+ Phế quản là các ống dẫn khí từ bên ngoài cơ thể sau khi đi qua đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) để vào hai phổi. Thật vậy, sau khi có sự vận động của các cơ hô hấp, nhờ tính đàn hồi của phổi và lồng ngực, áp suất âm được gây ra trong phế nang sẽ làm khí đi vào phổi thông qua đường dẫn khí. Đường dẫn khí làm thông phế nang với bên ngoài. Nhưng chúng không phải chỉ là một ống dẫn khí đơn thuần mà còn đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác để bảo vệ sự hô hấp.

+ Đường dẫn khí chịu sự ảnh hưởng của Epinephrine và Norepinephrine lưu hành trong máu. Chúng được tiết ra mỗi khi hệ thần kinh giao cảm kích thích tuyến thượng thận. Cả 2 chất này, nhất là Epinephrine tác động lên thụ thể β2 gây ra hiện tượng giãn phế quản. Còn chất Acetylcholine khi bị kích thích bởi thần kinh phó giao cảm làm co thắt tiểu phế quản ở mức độ nhẹ gây tình trạng như hen phế quản.

- Vai trò bảo vệ phổi

+ Ngăn cản vật lạ vào đường hô hấp

+ Do có cấu tạo biểu mô trụ trên có các lông chuyển nên dễ dàng giữ lại những chất có hại cho cơ thể trước khi vào phế nang và đẩy chúng ra ngoài.

+ Chất tiết của phế quản có chứa immunoglobulin và các chất khác có tác dụng chống nhiễm khuẩn và giữ cho niêm mạc được bền vững

+ Làm ẩm không khí: Khí được làm ẩm để khí vào phổi được bão hòa hơi nước

+ Điều chỉnh nhiệt độ khí hít vào: Dù nhiệt độ khí hít vào rất nóng hay lạnh, khí vào đến phế nang cũng gần bằng nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, hai chức năng làm ẩm và điều chỉnh nhiệt độ nhằm bảo vệ phế nang.

+ Chức năng phát âm: Góp phần vào chức năng phát âm của thanh quản. Do luồng khí đi lên từ phổi qua phế quản, khí quản đến thanh môn làm cho hai dây thanh rung động và phát ra âm thanh.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đơn vị trao đổi khí ở phổi gọi là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 48
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm