Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính? được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

Câu hỏi: Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

  1. 3 loại
  2. 4 loại
  3. 5 loại
  4. 6 loại

Trả lời:

Đáp án C

Bạch cầu được phân chia thành 05 loại chính: Bạch cầu Limpho, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axit, bạch cầu Mono.

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu (hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là thành phần quan trọng của máu, có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể .

* Các hoạt động của bạch cầu

- Khi các vi sinh vật xâm nhập vào mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào thông qua hoạt động của bạch cầu trung tính và bạch cầu mono

Khi các vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của bạch cầu limpho B (tế bào B).

+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể

+ Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên

→ Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa: Một kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với một loại kháng thể tương ứng với nó.

- Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và lây nhiễm cho các tế bào cơ thể sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limpho T (tế bào T). Các tế bào T nhận diện, tiếp xúc với tế bào bị nhiễm, tiết protein đặc hiệu làm thủng màng và phá hủy tế bào đó.

* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

- Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

- Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

- Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết prôtêin đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm

Chỉ số WBC là gì?

Chỉ số Wbc (White Blood Cell) thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, gồm 3 trường hợp:

Mức độ bình thường của bạch cầu

+ Trẻ sơ sinh 13000 – 38000/ mm3

+ Trẻ 2 tuần tuổi 5000 – 20000/ mm3

+ Người trưởng thành 4500 – 11000/ mm3

+ Thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3 số lượng bạch cầu dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3

Số lượng bạch cầu cao

Số lượng bạch cầu cao có thể do các nguyên nhân sau:

– Phản ứng dị ứng của cơ thể như cơn hen;

– Những nguyên nhân khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương;

– Tình trạng viêm: viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, viêm mạch máu;

– Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng;

– Bệnh bạch cầu;

– Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.

Số lượng bạch cầu thấp

Các tình trạng có thể gây giảm lượng bạch cầu bao gồm:

– Điều kiện tự miễn dịch như lupus và HIV

– Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.

– Rối loạn tủy xương;

Các loại bệnh bạch cầu

- Bệnh bạch cầu cấp tính (Acute Leukaemia) xảy ra khi các tế bào trong thời kỳ phát triển ban đầu bị ảnh hưởng. Do đó, các tế bào này còn không trưởng thành được và hoàn toàn vô dụng. Do đó, bệnh nhân bị bệnh bạch cầu dạng cấp tính dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, và thiếu máu, và hầu như phải được trị liệu ngay.

- Bệnh bạch cầu mạn tính (Chronic Leukaemia) xảy ra khi các tế bào khá “Phát triển hơn” bị ảnh hưởng. Thông thường những tế bào có phần lớn chức năng bình thường, và bệnh nhân ít bị thiếu máu, chảy máu và viêm nhiễm hơn. Bệnh nhân trong trường hợp này không cần phải được trị liệu ngay và một số người chẳng cần phải được trị liệu gì cả. Bệnh bạch cầu chia thành dạng tủy bào (myeloid) hay bạch huyết bào (lymphoid).

Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến những tế bào mà sau cùng sẽ biến thành tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân to, tình trạng này gọi là bệnh bạch cầu tủy bào (myeloid), tủy xương (myelogenous), hạt (granulocytic), hay tủy bào (myelocytic).

Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến những tế bào mà sau cùng sẽ biến thành bạch huyết bào, tình trạng này gọi là bệnh bạch cầu nguyên bào (lymphoblastic), bạch huyết (lymphoid), bạch huyết bào (lymphocytic), hay bạch huyết (lymphatic)

- Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một trong những bệnh máu ác tính thường gặp nhất ở người trưởng thành, tỷ lệ mắc của bệnh tăng dần theo tuổi. Hơn một nửa số trường hợp bệnh bạch cầu cấp dòng tủy được phát hiện sau 60 tuổi với tuổi mắc bệnh trung bình của các bệnh nhân là 64.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy bắt đầu trong tủy xương (phần mềm bên trong xương, nơi tạo ra các tế bào máu mới), và trong hầu hết các trường hợp, các tế bào ung thư nhanh chóng đi ra máu tuần hoàn. Đôi khi, các tế bào ung thư có thể lan ra một số cơ quan khác trong cơ thể như gan, lách, hạch, hệ thần kinh trung ương, ...

Trong ung thư máu cấp, các tế bào ung thư là các tế bào non. Loại ung thư máu này tiến triển nhanh vì các tế bào non phân chia rất nhanh, các tế bào ung thư thậm chí còn phân chia không kiểm soát.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy được chia thành nhiều loại khác nhau. Những loại bệnh bạch cầu cấp dòng tủy khác nhau có thể có cách điều trị và tiên lượng bệnh khác nhau. Một số loại bệnh bạch cầu cấp đáp ứng rất tốt với điều trị, bệnh nhân có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, với một số loại bệnh bạch cầu cấp khác, tiên lượng có thể xấu hơn.

Khi đã xác định bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, bác sĩ sẽ trao đổi về các lựa chọn điều trị. Các lựa chọn điều trị có thể bị ảnh hưởng bởi loại bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, các kết quả xét nghiệm, tiên lượng, cũng như tình trạng bệnh hiện tại.

- Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh ác tính về máu, có hiện tượng tăng sinh quá độ của các bạch cầu non chưa phân hóa hoặc là phân hóa kém. Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu cấp đến nay vẫn chưa biết rõ.

Bệnh bạch cầu cấp khởi phát có thể đột ngột với các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết nhiều, suy nhược nặng hoặc xảy ra từ từ với các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, sốt nhẹ, lở loét miệng không lành, chảy máu rỉ rả ở chân răng. Có khi bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt chỉ phát hiện tình cờ bệnh khi bệnh nhân nhổ răng chảy máu không cầm được hoặc khi bệnh nhân là phụ nữ bị rong kinh dài ngày.

Về điều trị bao gồm điều trị tấn công: Sử dụng hóa trị liệu, phối hợp nhiều loại thuốc kết hợp điều trị triệu chứng và nâng đỡ tổng trạng bệnh nhân. Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời, vì nếu bệnh bạch cầu cấp không được điều trị sớm sẽ nguy hiểm tính mạng.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm