Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?

Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao? được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa?

Câu hỏi: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?

Trả lời:

- Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.

- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị tê liệt).

1. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ. Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau, điển hình là bắp cơ có hình thoi dài.

- Cấu tạo bắp cơ:

+ Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết

+ Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương, giữa phình to là bụng cơ

- Cấu tạo tế bào cơ:

+ Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một đơn vị cấu trúc giới hạn bởi tấm hình chữ Z

+ Có 2 loại tơ cơ: tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất

+ Sự sắp xếp tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tại nên đĩa sáng và đĩa tối

2. Các loại cơ

+ Cơ xương (cơ vân): Cơ xương là loại cơ được kết nối với xương thông qua các gân với nhiệm vụ tạo ra các chuyển động của cơ thể. Có hơn 600 loại cơ xương và chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể (ở nam giới là 42% và nữ giới là 36%).

+ Cơ tim: Cơ tim là cơ không tự chủ, có cấu trúc giống cơ xương nhưng chỉ được tìm thấy ở tim. Cơ này tạo ra một màng chán ở tim và tạo ra nhịp đập ổn định, nhịp nhàng để bơm máu đi khắp cơ thể thông qua các tín hiệu từ não bộ. Cơ tim cũng tạo các xung điện để tạo ra sự co bóp tim và được kích thích bởi các yếu tố xung động, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên khi sợ hãi.

+ Cơ trơn: Cơ trơn là cơ không tự chủ, được tìm thấy ở thành của một số cơ quan như thực quản, phế quản, dạ dày, ruột, tử cung, niệu đạo, bằng quang, mạch máu và da. Tương tự như cơ tim, cơ trơn không tự chủ và có thể đáp ứng với các xung động và kích thích thần kinh.

3. Tính chất của cơ

Tính chất của cơ chỉ đơn giản là co và dãn. Cơ co khi có sự tác động từ môi trường bên ngoài. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày thì được gọi là sự co cơ. Điều này sẽ khiến cho cơ ngắn lại và bắp cơ phình to ra.

Ngoài ra, sự co cơ còn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Bên cạnh đó, cơ thường co theo nhịp gồm 3 pha:

+ Pha tiềm tàng: 1/10 thời gian nhịp.

+ Pha co: 4/10 co ngắn lại và sinh công.

+ Pha dãn: 1/2 thời gian, cơ bắt đầu phục hồi.

4. Ý nghĩa hoạt động co cơ

Hoạt động co cơ đem lại rất nhiều ý nghĩa và tốt cho sức khỏe mỗi chúng ta. Cơ co giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động và con người lao động, di chuyển nhịp nhàng hơn. Sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ luôn tồn tại trong cơ thể con người.

5. Chức năng của các cơ trong hệ cơ

Cơ vân tạo ra chuyển động. Chức năng chính của cơ vân là tạo ra những chuyển động có ý thức và tinh vi. Các cử động lớn bao gồm đi bộ, đứng, hái lượm, nấu ăn, xoay ghế, chạy, chơi thể thao và nâng vật nặng. Các cơ vân có tác dụng bảo vệ các cơ quan nội tạng, cơ bụng và các cơ của phần bụng dưới bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Khoang bụng không được xương bảo vệ như lồng ngực bảo vệ tim và phổi, thay vào đó các cơ quan ở bụng được bảo vệ bằng các cơ ngang bụng, cơ chéo trước, cơ chéo sau và cơ thẳng bụng (cơ tạo ra 6 múi bụng);

Cơ tim có tác dụng bơm máu. Sự co bóp của cơ tim là vô thức và chủ yếu được kiểm soát bởi hệ thống điện tim, sự co bóp của cơ tim bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong máu;

Cơ trơn giúp tiêu hóa thức ăn. Các cơ trơn trong dạ dày và ruột giúp tiêu hóa các loại thực phẩm bạn hấp thụ. Các cơn co thắt không tự chủ trong dạ dày và ruột giúp tiêu hóa và di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Cuối cùng, các chất không thể tiêu hóa sẽ được thải ra trực tràng. Cơ trơn đảm bảo lưu lượng máu đến khắp cơ thể. Chúng cũng có trong thành mạch máu. Khi tim co bóp, động mạch mở rộng để tống máu ra ngoài. Các cơ trơn trong động mạch sau đó sẽ co lại hoặc giãn ra để giúp lưu thông máu trong suốt hệ tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm