Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi nào? được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi nào?

  1. Huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.
  2. Huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
  3. Huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.
  4. Huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg

Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi Huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg

1. Cao huyết áp là gì?

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, một người bị huyết áp cao khi có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥ 90 mmHg.

Chú ý: Tăng huyết áp hiện đang trở thành vấn đề đáng báo động tại Việt Nam khi có khoảng 25% dân số mắc bệnh. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp (tăng huyết áp) được chia làm 2 loại là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Với mỗi phân loại sẽ có những nhóm nguyên nhân gây bệnh tương ứng.

Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát (hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn) là tình trạng cao huyết áp phát triển dần trong nhiều năm mà không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đây là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm khoảng 95% số trường hợp mắc bệnh.

Tăng huyết áp thứ phát

Là tình trạng cao huyết áp có thể xác nhận được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tăng huyết áp thứ phát thường ít gặp hơn (khoảng 5%), thường xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát.

3. Các dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao

- Nhức đầu.

- Chảy máu mũi bất thường.

- Xuất huyết kết mạc.

- Tê hoặc ngứa ran các chi.

- Buồn nôn và nôn.

- Choáng và chóng mắt.

- Đau tim.

Ngoài ra, huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Những người không biết huyết áp cao là gì hay huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm cần phải tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh để biết cách phòng ngừa.

4. Các biện pháp để điều trị huyết áp cao

- Chế độ ăn hợp lý, giảm ăn mặn

- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo no

- Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng

- Hạn chế uống rượu, bia

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào

- Tăng cường hoạt động thể dục thể thao ở mức thích hợp

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

- Tránh bị lạnh đột ngột

Bệnh huyết áp cao diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nhận biết sớm những dấu hiệu của tăng huyết áp giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên nhưng vẫn không kiểm soát được tình trạng huyết áp cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp. Những loại thuốc này sẽ hoạt động theo những cơ chế khác nhau để giảm huyết áp. Tùy vào mức độ cao huyết áp, tình trạng sức khỏe và nguy cơ tim mạch, bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc phù hợp nhất cho bạn.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao hiện nay bao gồm:

- Thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide, Indapamid, Furosemide, Spironolactone…

- Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Benazepril, Captopril, Enalapril, Imidapril, Lisinopril,…

- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Candesartan , Irbesartan , Losartan,…

- Thuốc chẹn kênh Canxi: Amlodipine, Felodipine, Diltiazem,…

- Thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm: Acebutolol, Atenolol,…

- Thuốc chẹn thụ thể alpha giao cảm: Doxazosin, Prazosin,…

- Thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazin, Minoxidil.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm