Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xương dài màng xương có chức năng gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Xương dài màng xương có chức năng gì? được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ở xương dài màng xương có chức năng gì?

Trả lời:

- Ở xương dài màng xương có chức năng giúp xương phát triển to về bề ngang.

- Tế bào ở màng xương phân chia thành các tế bào mới, đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương khiến xương dài to ra.

1. Định nghĩa màng xương

- Màng xương là một loại màng sinh học nhân tạo mới được chiết xuất từ Collagen là chính (chiếm hơn 95%), đây là những miếng Collagen có cấu tạo 3 chiều với tính chất thô và xốp giúp thẩm thấu chống viêm nhiễm và làm vết thương nhanh lành hơn.

- Màng xương là màng liên kết bao quanh xương, chúng ta thường không quan sát được màng xương trên phim X-quang.

2. Phản ứng màng xương

- Phản ứng màng xương xảy ra khi vỏ xương phản ứng với một trong nhiều tổn thương. U, nhiễm trùng, chấn thương, một số thuốc và một số bệnh khớp có thể nâng cao màng xương từ vỏ xương và hình thành các dạng phản ứng màng xương khác nhau

- Màng xương ở trẻ em thường hoạt tính hơn và ít dính với vỏ xương hơn so với người lớn. Vì vậy, phản ứng màng xương có thể xảy ra sớm hơn và có tính xâm nhập hơn ở người lớn.

- Có các kiểu phản ứng màng xương:

+ Xâm lấn

+ Không xâm lấn

- Hình thái phản ứng màng xương được xác định bởi cường độ, tính xâm lấn và thời gian của tổn thương bên dưới. Hơn nữa, màng xương ở trẻ em thường hoạt tính hơn và ít dính với vỏ xương hơn so với người lớn. Vì vậy, phản ứng màng xương có thể xảy ra sớm hơn và có tính xâm nhập hơn ở người lớn.

- Các phân nhóm khác nhau của phản ứng màng xương xâm lấn và không xâm lấn.

Các sơ đồ chỉ ra phản ứng màng xương mỏng (A), đặc (B). Các sơ đồ chỉ ra phản ứng màng xương: dày không đều (C), có vách (D). Các sơ đồ chỉ ra phản ứng màng xương lá (vỏ hành) (E),vuông góc/tóc dựng ngược (hair-on-end) (F).

Các sơ đồ chỉ ra phản ứng màng xương: ánh mặt trời (sunburst) (G), mất tổ chức (H). Các sơ đồ chỉ ra phản ứng màng xương: tam giác Codman (I).

Phản ứng màng xương đặc (u xương dạng xương-osteoid osteoma). A. Hình X quang nghiêng thấy phản ứng màng xương trơn láng, dày ở vỏ xương phía trước phần dưới xương đùi (mũi tên). B Hình CT axial thấy ổ nidus thấu quang trung tâm (mũi tên) và phản ứng màng xương dày (đầu mũi tên).

3. Bệnh dày màng xương là gì?

- Hội chứng dày màng xương hay còn gọi là dày da màng xương (Pachydermoperiostosis – PDP), đây là một rối loạn di truyền trên gen lặn, hiếm gặp. Gen gây bệnh này được xác định vào năm 2008 bởi các nhà nghiên cứu người Nhật: Nakazawa S và cộng sự. Bệnh dày màng xương có tổn thương nhiễm sắc thể số 4, nhánh dài ở vùng band 33 và 34.

- Tổn thương mã di truyền này sẽ dẫn đến tình trạng không tổng hợp được enzyme 15 - hydroxyprostaglandin dehydrogenase, đây là enzym giúp phân hủy prostaglandin (một acid béo có vai trò trung gian hóa học trong quá trình viêm và cảm nhận cảm giác đau, đồng thời prostaglandin còn có tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt).

- Hội chứng dày da màng xương rất hiếm gặp trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 0,16%. Bệnh thường có xu hướng phổ biến ở người Mỹ gốc Phi hơn so với người da trắng. Bệnh dày da màng xương khoảng 3 - 5% trong các trường hợp phì đại xương khớp.

*Triệu chứng của bệnh dày màng xương:

- Khuôn mặt thô, da mặt dày, đổ nhiều dầu và rãnh, nếp nhăn ở vùng trán và hai má

- Đau khớp, sưng khớp, đặc biệt là các khớp lớn

- Đầu ngón tay và đầu ngón chân to một cách bất thường và to hơn các vị trí khác của ngón, có biểu hiện sưng hoặc phù nề tại các vị trí to bất thường này, tuy nhiên da bình thường, không bong vảy, không loét.

- Có mồ hôi tiết ra quá mức ở lòng bàn tay và lòng bàn chân người bệnh.

- Tăng trưởng các xương mới, đặc biệt là các đầu xương dài (biểu hiện của viêm màng xương)

- Da đầu tăng sinh quá mức tạo nên các rãnh và các chỗ lõm, dấu hiệu này trở nên rõ ràng hơn trong những năm niên thiếu.

- Mí mắt sụp ở cả 2 bên mắt

- Da chân, tay thô dày nhưng không thấy viêm loét, bong vảy da lòng bàn tay và lòng bàn chân..

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Xương dài màng xương có chức năng gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm