Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm

VnDoc xin giới thiệu bài So sánh hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: So sánh hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Trả lời:

So sánh hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm 9 (đối giao cảm)

Hệ giao cảm (S)

Hệ đối giao cảm (S’)

1. Cấu tạo TW:

- Nằm ở sừng bên tủy sống: N1→ L2,3

2. Cấu tạo ngoại biên

- Các hạch: hạch cạnh sống và hạch trước sống

+ Hạch cạnh sống: gồm hai chuỗi hạch nằm dọc
hai bên cột sống. Mỗi hạch nối với nhau bằng nhánh gian hạch để liên tục với
nhau

+ Hạch trước sống: hạch tạng, hạch mạc treo
tràng trên

- Hạch S nằm gần TW và xa cơ quan đích nên sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài

3. Phân bố:

- Chi phối cho tạng & các tuyến như S’

- Chi phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và các mạch máu ở các chi, đầu mặt và thành cơ thể.

4. Tốc độ dẫn truyền:

- Hệ S có tốc độ dẫn truyền chậm hơn vì các sợi trước hạch được bọc Myelin ngắn hơn

5. Hóa chất trung gian:

- Catecholamin (Nor-adrennalin)

6. Tác dụng:

- giãn đồng tử

- Giãn phế quản

- Tim đập nhanh, mạnh

- ↓ tiết dịch

Sự duy trì hưng phấn ở hệ S lâu hơn S’ do có tiếp nối các hạch phong phú hơn.

7. Tác động- đáp ứng

- Có tính chất toàn thân

1. Cấu tạo TW: Nằm ở hai nơi:

- Ở nhân S’ của tk sọ III, VII, IX, X ở thân não.

- Ở các nhân S’ S2→S4

2. Cấu tạo ngoại biên:

- Là các hạch cạnh tạng và hạch nội thành

+ Hạch cạnh tạng: hạch mi, hạch CBKC, hạch dưới
hàm

+ Hạch nội thành: VĐ trong thành ống tiêu hóa.

- Hạch S’ nằm xa TW và gần cơ quan đích nên sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn.

3. Phân bố:

- Chi phối cho tạng & các tuyến (trừ tuyến mồ hôi)

4. Tốc độ dẫn truyền:

- Hệ S’ có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn vì các sợi trước hạch được bọc bao myelin dài hơn.

5. Hóa chất trung gian:

- Acetyl Cholin

6. Tác dụng:

- Co đồng tử.

- Co phế quản.

- Tim đập chậm, yếu

7. Tác động- đáp ứng

- Có tính chất khu trú

I. Hệ thần kinh giao cảm – SNS

1. Khái niệm

- Hệ thần kinh giao cảm (SNS) là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ, bộ phận còn lại là hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thống thần kinh tự chủ có chức năng điều chỉnh các hành động vô thức của cơ thể. Quá trình chính của hệ thần kinh giao cảm là kích thích cơ thể chiến đấu hoặc phản ứng lại.

2. Hệ thần kinh giao cảm có cấu tạo như thế nào

- Dây thần kinh giao cảm sẽ bao gồm sợi sau hạch và sợi trước hạch. Cả 2 sợi này đều tiết ra những chất hóa học trung gian khác.

+ Sợi sau hạch tiết ra norepinephdrin (hay còn gọi là noradrenalin). Norepinephrin được tổng hợp ở bào tương dây thần kinh giao cảm phần sau hạch, nhưng được hoàn thành ở bên trong các bọc nhỏ. Ở tủy thượng thận, norepinephrin được chuyển hóa thành epinephrin (adrenalin). Norepinephrin được giải phóng trực tiếp vào mô chỉ có tác dụng trong vài giây, sau đó chúng bị tái nhập và khuếch tán vào dịch kẽ. Riêng norepinephrin và epinephrin do tủy thượng thận bài tiết vào máu, tác dụng kéo dài 10-30 giây, sau đó tác dụng giảm dần sau từ một đến vài phút.

+ Sợi trước hạch sẽ tiết ra chất trung gian hóa học là acetylcholin. Acetylcholin được tổng hợp trong các bào tương sợi trục thần kinh, bên ngoài các bọc nhỏ. Sau đó, acetylcholin được vận chuyển vào trong các bọc, trữ lại nhiều trong các bọc. Acetylcholin có thời gian tồn tại rất ngắn, chỉ vài giây trong các mô, sau đó bị men phân giải.

- Để có thể gây được tác dụng lên những cơ quan đáp ứng, các chất hóa học trung gian sẽ cần phải gắn vào các receptor đặc hiệu ở tế bào đáp ứng.

- Kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, đặc biệt ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách.

3. Chức năng của Hệ thần kinh giao cảm

- Hệ thần kinh giao cảm tác động lên các cơ quan gây ra các hiệu ứng như:

+ Lên tim: làm tăng hoạt động tim, tăng cả nhịp tim lẫn lực co của tim.

+ Lên dạ dày- ruột: kích thích giao cảm mạnh gây ức chế nhu động ruột, làm tăng trương lực các cơ thắt tròn, do đó làm giảm sự vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.

+ Lên các tuyến tiết: kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, đặc biệt ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách.

+ Lên mắt: kích thích giao cảm làm co các sợi cơ tia, gây giãn đồng tử mắt.

+ Lên huyết áp: huyết áp phụ thuộc vào sức bơm của tim và sức cản của mạch máu. Do kích thích của hệ thần kinh giao cảm làm tăng cả hai yếu tố này nên sẽ làm huyết áp tăng mạnh.

+ Lên mạch máu vòng đại tuần hoàn: phần lớn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu của các tạng trong ở bụng mà mạch của da bị co lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kích thích giao cảm vào receptor bêta gây giãn mạch, nhất là khi đã dùng các thuốc làm liệt tác dụng co mạch của receptor alpha giao cảm.

+ Lên các chức năng khác: nói chung các kích thích giao cảm làm ức chế các ống trong gan, túi mật, niệu quản, bàng quang. Kích thích giao cảm cũng làm ảnh hưởng lên chuyển hóa như làm tăng giải phóng glucose từ gan, tăng glucose máu, tăng phân giải glycogen ở gan và cơ, trương lực cơ, tăng chuyển hóa cơ sở và tăng hoạt động tâm thần.

II. Hệ thần kinh phó giao cảm

1. Khái niệm

- Hệ thần kinh đối giao cảm hay Hệ thần kinh phó giao cảm (viết tắt là PSNS - Parasympathetic Nervous System), là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ gọi tắt là ANS (Autonomic Nervous System), bộ phận còn lại là hệ thần kinh giao cảm.[1][2] ANS có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và các tuyến bên trong cơ thể, Những hoạt đồng này diễn ra một cách vô thức. Hệ giao cảm riêng biệt có nhiệm vụ cho sự kích thích của các hoạt động xảy ra khi cơ thể nghỉ ngơi kể cả kích thích tình dục, tiết nước bọt, lệ, tiêu tiểu, tiêu hóa. Hành động của nó được miêu tả như sự bổ sung đến các chi nhánh chính khác của hệ ANS, hệ giao cảm nơi mà có nhiệm vụ kích thích các hoạt động kết hợp với phản ứng đánh-hay-tránh. Do mối quan hệ này, hành động của hệ PSNS thường được miêu tả là "nghỉ và tiêu hóa" (rest and digest).

2. Mối quan hệ với hệ thần kinh giao cảm

- Bộ phận hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm hoạt động đối lập nhau một cách đặc trưng. Sự đối lập này được hiểu là sự bổ sung tự nhiên hơn là sự đối kháng. Theo một sự suy diễn triết học, người ta có thể nghĩ rằng bộ phận giao cảm là chân gas và bộ phận đối giao là một bàn phanh hãm. Bộ phận giao cảm làm chức năng tiêu biểu trong các hoạt động yêu cầu phản ứng nhanh. Bộ phận đối giao cảm làm chức năng với các hoạt động không yêu cầu phản ứng lập tức. Từ viết dùng các chữ đầu hữu dụng để tóm lược các chức năng của hệ thần kinh đối giao là SLUDD (salivation, lacrimation, urination, digestion and defecation) nghĩa là sự tăng tiết nước bọt, lệ, tiết nước tiểu, tiêu hóa thức ăn và đại tiện.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ĐÔNG DƯƠNG
    ĐÔNG DƯƠNG

    tệ viết tắt khá nhiều khiến mình ko hiểu :(

    Thích Phản hồi 01/05/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm