Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là?

Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là? được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là?

  1. Sắt
  2. Canxi
  3. Phốt Pho
  4. Magiê

Trả lời:

Chọn đáp án B

Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là Canxi

Canxi là nguyên tố có nhiều nhất trong cơ thể người, trong đó đến 98-99% tập trung ở xương và răng. 1% lượng canxi còn lại có nằm trong máu và các tế bào nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chức năng của cơ thể

Canxi là khoáng chất có nhiều chức năng trong với cơ thể, nhất là việc tham gia vào cấu trúc của xương và răng - những bộ phận quan trọng của con người. Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu diễn ra thuận lợi và tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh lẫn quá trình co cơ

1. Vai trò của canxi với cơ thể và cơ xương khớp

Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương. Canxi giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi dậy thì, giúp duy trì bộ xương chắc khỏe. Canxi còn có vai trò quan trọng đối với hệ cơ, hiện tượng co cơ sẽ không thể thực hiện nếu không có mặt của Canxi. Nên có thể nói canxi là nguyên tố không thể thiếu được đối với việc duy trì và đảm bảo cho hệ cơ quan vận động duy trì nhịp đập của tim, sự đông đặc của máu, nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

Bình thường hằng ngày vẫn có một lượng canxi bị thải ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa. Canxi trong hệ xương cũng có thể bị thoái biến và thải ra theo nước tiểu. Khi canxi bị thải nhiều theo đường thận, nếu thiếu vận động và uống ít nước thì rất dễ bị sỏi đường tiểu (thận, bàng quang).

2. Sự chuyển hóa canxi của cơ thể

Nhu cầu canxi của cơ thể thay đổi theo từng độ tuổi và sự hấp thụ canxi của mỗi người cũng khác nhau.

Lượng dự trữ canxi và sự chuyển hóa canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính gồm: thức ăn, nước uống đưa vào; sự hấp thu canxi từ ruột; đào thải qua thận.

Nhu cầu hàng ngày với một chế độ ăn đầy đủ phải bảo đảm cung cấp khoảng 1.000mg canxi qua đường ăn uống thì có khoảng 200mg canxi sẽ bị đào thải qua đường mật hoặc các dịch tiêu hóa khác.

Gần 99% canxi trong cơ thể tập trung ở trong xương, chủ yếu dưới dạng tinh thể Hydroxyapatite. Chỉ còn lại 1% canxi trong xương là tự do trao đổi với dịch ngoài tế bào, cần luôn sẵn sàng để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu ổn định. Nồng độ canxi toàn phần bình thường trong máu thường được duy trì dao động từ 8,8 đến 10,4 mg/dl (2,20 - 2,60mmol/l).

3. Đối tượng cần bổ sung canxi

Kể cả khi có một chế độ ăn uống khỏe mạnh và cân bằng, các đối tượng có nguy cơ thiếu canxi sau đây cần được xem xét bổ sung canxi:

+ Trẻ em trong độ tuổi dậy thì

+ Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

+ Người lớn tuổi

+ Người sống trong các khu vực có chế độ ăn thiếu canxi (các quốc gia khu vực Đông Á, Đông Nam Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ)

+ Người ăn chay

+ Người bệnh loãng xương

+ Người bị gãy xương

+ Người có bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm hấp thu canxi (viêm ruột hoặc bệnh celiac, không dung nạp lactose).

4. Triệu chứng bệnh thiếu canxi trong xương

Canxi là khoáng chất có rất nhiều trong trứng, sữa, hải sản cùng một số loại hoa quả. Mặc dù vậy, số người bị thiếu hụt canxi lại không hề ít.

Một phần là bởi chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, đồng thời vì lí do nào đó mà cơ thể khó hấp thụ canxi trong thực phẩm, khiến kết cấu răng, xương và hệ miễn dịch suy giảm.

Thường xuyên bị chuột rút

Canxi giữ vai trò quan trọng trong kết cấu và hoạt động của hệ xương và cơ bắp. Thực tế, các cơn chuột rút, đau mỏi cơ hay lưng khi ngồi đều là dấu hiệu cho thấy nồng độ canxi trong cơ

Vì thế, nếu việc chuột rút xảy ra 2 - 3 lần/tuần, đặc biệt là ngay khi thức dậy hay bất chợt đi đứng sau một thời gian nằm ngồi thì đừng chủ quan, có thể bạn đang thiếu hụt canxi trầm trọng.

Suy giảm trí nhớ?

Dạo gần đây, bạn gặp vấn đề về trí nhớ khi bạ đâu quên đó, để đồ đạc ở một nơi mà quay đi quẩn lại đã không nhớ đặt nó nằm đâu? Đây chính là chứng hay quên ngắn hạn, có liên quan mật thiết đến việc thiếu hụt canxi.

Nồng độ canxi cơ thể giảm xuống làm sản sinh các hormone gây bồn chồn, lo lắng, khiến bạn khó để tĩnh tâm cũng như để ghi nhớ, suy nghĩ. Thiếu hụt canxi còn có thể gây các vấn đề thần kinh nghiêm trọng hơn như: lo lắng vô cớ, cáu gắt, chán ăn, trầm cảm…

Tê ngứa đốt ngón tay

Những người thiếu hụt canxi trong xương cũng dễ gặp phải các chứng tê ngứa ngón tay, bàn tay và có xu hướng mỏi tay, muốn bẻ khớp tay. Nguyên nhân là nồng độ canxi thấp trong cơ thể khiến các dây thần kinh và cơ bắp trở nên thiếu sức sống, mong manh và dễ bị kích động hơn.

Dễ ốm vặt

Canxi cũng là dưỡng chất quan trọng trong tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, do đó, thiếu canxi khiến hệ miễn dịch của bạn yếu kém, dễ bị ốm vặt, sổ mũi…

Bên cạnh đó, cơ thể thiếu canxi còn luôn trong trạng thái mệt mỏi, chân tay và cơ thể rã rời, buồn ngủ, không đủ năng lượng để học tập, làm việc.

Móng tay giòn, dễ gãy

Biểu hiện này ở móng tay, chân là dễ nhận biết nhất của bệnh thiếu canxi trong xương. Khi mức độ thiếu hụt canxi trong xương và cơ thể đã nghiêm trọng thì sẽ biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, đặc biệt vùng móng tay chân.

Bạn sẽ thấy móng tay mình bị ố vàng, xuất hiện các vết nứt, bề dày móng tay cũng mỏng đi và dễ gãy khi va chạm mạnh.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 119
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm