Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất nhầy trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Chất nhầy trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chất nhầy trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng

  1. hoạt hóa enzim làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
  2. ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
  3. dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày.
  4. tiết ra chất tiêu diệt virut gây hại.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.

Chất nhầy trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.

I. Cấu tạo dạ dày

- Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

- Dạ dày có hình dạng một cái túi (gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị

* Ở dạ dày có diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau:

+ Tiết dịch vị.

+ Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

+ Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme

+ Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.

II. Chức năng của dạ dày

* Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Chức năng của dạ dày gồm 2 chức năng chính:

- Co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị

- Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

1. Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày

Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tuy là không đáng kể. Và sau đó, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH thấp là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể nên sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột, nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt có một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày.

2. Các bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp

Đau dạ dày: Là căn bệnh khá phổ biến nhất trong các bệnh về dạ dày và chiếm khoảng 65% dân số trên toàn thế giới. Bệnh thường biểu hiện ở rất nhiều đối tượng khác nhau, nhất là đối với những người có chế độ ăn uống không hợp lý, những người thường xuyên bận rộn, người tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Ngoài ra, bệnh cũng được phát hiện nhiều ở các đối tượng thường xuyên sử dụng thức ăn cay, nóng, thức ăn chứa nhiều gia vị, người hút thuốc, uống bia rượu nhiều,…. Và đây cũng được xem là những nguyên nhân tiêu biểu hình thành nên căn bệnh đau dạ dày ở nhiều đối tượng.

3. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương, xung huyết, loét sâu do acid và pepsin kích thích được gọi là viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là căn bệnh cũng khá phổ biến và thường gặp phải ở những người có tiền sử mắc bệnh về dạ dày. Theo lý giải của các nhà nghiên cứu thì loét dạ dày, tá tràng được biểu hiện qua các triệu chứng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương lớn với kích thước >=0.5cm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Thực chất mà nói trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, nhũ chấp, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và gây khó chịu.

4. Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày)

Xuất huyết dạ dày là một kiểu biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày trong thời gian dài không được khắc phục và điều trị. Mà nguyên nhân trực tiếp là do các tác nhân thường được khuyến cáo như sử dụng bia rượu trong thời gian dài, ăn nhiều thức ăn cay nóng, người thường xuyên căng thẳng và có chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Đây là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều.

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày: vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) thường gặp phải ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng và có thể yên vị ở trong đó. Tuy nhiên, khi gặp phải môi trường thuận lợi như độ pH trong dạ dày mất ổn định, sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì chúng sẽ phá vỡ lớp nhầy để tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.

Ung thư dạ dày: là biến chứng nghiêm trọng nhất trong số các bệnh được kể trên. Các triệu chứng ung thư dạ dày thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và gây khó khăn trong việc nhận biết cũng như chẩn đoán ban đầu. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, ung thư dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chất nhầy trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm