Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

Trả lời:

Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó.

-Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:

+ Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.

+ Miễn dịch nhân tạo có được một cách ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.

1. Miễn dịch là gì?

Miễn dịch hay miễn nhiễm là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại. Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao.

Cơ chế miễn dịch

- Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu, đáp ứng tức thì.

- Miễn dịch thu được còn gọi là miễn dịch đặc hiệu, đáp ứng sau vài ngày với đặc điểm là khả năng ghi nhớ.

Ở cấp độ phân tử, cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt, nhận diện các thành phần của cơ thể, tức cái ta với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái không ta.

Miễn dịch đặc hiệu xuất hiện vào thời điểm phân kỳ giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống cách đây 500 triệu năm. Miễn dịch tự nhiên có tính nguyên thủy hơn, cần thiết cho sự sinh tồn của mọi sinh vật.

2. Hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ thống miễn dịch tiếng anh là gì? Thuật ngữ “Immune System” trong tiếng anh có nghĩa là “hệ miễn dịch” - một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:

- Amidan cổ họng

- Hệ thống tiêu hóa

- Tủy xương

- Da

- Hạch bạch huyết

- Lá lách

Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Vai trò của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

3. Cách hệ miễn dịch hoạt động trong cơ thể con người

Môi trường xung quanh luôn tồn tại rất nhiều vi trùng và chúng luôn tìm cách để gây hại cho cơ thể. Nếu như không có hệ thống miễn dịch, cơ thể của bạn sẽ suy yếu và rất dễ nhiễm bệnh. Sau đây là cách mà hệ miễn dịch hoạt động để bảo vệ cơ thể chúng ta.

Đối với hệ miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên hay bẩm sinh là hàng phòng thủ đầu tiên, có vai trò ngăn chặn không cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Thành phần của hệ miễn dịch này bao gồm da, các lớp dịch nhầy bao bọc các cơ quan giác quan như tai, mũi, hay các hàng rào hóa học như nước mắt, nước bọt, dịch vị trong dạ dày. Tuy nhiên, hệ miễn dịch bẩm sinh thường chỉ có tác dụng nhất định đối với việc xâm nhập và lây lan của vi trùng.

Khi cơ thể vô tình tiếp xúc với các loại vi khuẩn, virus thông qua những vết thương, những giọt nước bắn ra từ việc hắt hơi, ho của người khác, bề mặt của da và các lớp chất nhầy sẽ tạo thành một hàng rào cơ học, không để vi trùng có thể xuyên qua. Các hàng rào hóa học như axit, enzyme cũng sẽ tạo ra những chất kháng khuẩn, không cho phép những vi trùng bám vào cơ thể và chúng có thể bị tiêu diệt ngay sau đó.

Đối với hệ miễn dịch thích ứng (nhân tạo)

Trong khoảng thời gian từ bốn đến bảy ngày, nếu như hệ thống miễn dịch bẩm sinh không thể tiêu diệt những tác nhân gây hại, thì phản ứng miễn dịch thích ứng sẽ xảy ra. Điều này có nghĩa là hàng phòng thủ thích ứng cần mất nhiều thời gian hơn để có thể tìm ra được những tác nhân gây hại chính xác. Tuy nhiên, một khi cơ thể sản xuất kháng thể cho những mầm bệnh này thì chúng sẽ ghi nhớ và tái sử dụng cho các phản ứng miễn dịch sau đó.

Thành phần chủ yếu của hệ thống miễn dịch thích ứng bao gồm:

Tế bào lympho T

Tế bào lympho T được sản xuất trong tủy xương, thuộc nhóm các tế bào bạch cầu, chịu trách nhiệm nhận diện, phá hủy, đào thải các tế bào bị nhiễm bệnh ra khỏi cơ thể. Khi một mầm bệnh được tìm thấy, các tế bào lympho T sẽ được nhân lên nhanh chóng và phát triển thành các tế bào chuyên biệt, tạo ra các phản ứng phòng thủ, tiêu diệt và loại bỏ các tác nhân ra khỏi cơ thể.

Tế bào lympho B

Tế bào lympho B được xem là trụ cột của hệ miễn dịch thích ứng vì chúng tạo ra các kháng thể chuyên biệt dưới dạng protein hòa tan, dành riêng cho từng tác nhân gây hại (kháng nguyên). Những kháng thể này sẽ đóng những vai trò khác nhau trong phản ứng miễn dịch

+ Immunoglobulin G (IgG): đánh dấu vi khuẩn để các tế bào khác có thể nhận ra và đối phó với chúng.

+ Immunoglobulin M (IgM): chuyên gia tiêu diệt vi khuẩn.

+ Immunoglobulin A (IgA): tập hợp trong chất lỏng như nước mắt hay nước bọt, nơi nó bảo vệ các cổng vào cơ thể.

+ Immunoglobulin E (IgE): giúp cơ thể chống lại ký sinh trùng và là nguyên nhân gây ra dị ứng.

+ Immunoglobulin D (IgD): liên kết với tế bào lympho B, giúp khởi động các phản ứng miễn dịch.

Các kháng thể không thể giết chết các kháng nguyên, mà thường do các tế bào khác như thực bào đảm nhận công việc đó.

4. Vai trò của hệ thống miễn dịch

Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.

- Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.

- Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm