Ức chế phản xạ có điều kiện

Ức chế phản xạ có điều kiện được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ức chế phản xạ có điều kiện là gì?

- Sự hình thành phản xạ có điều kiện: Kết hợp giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành nên phản xạ có điều kiện.

- Ức chế phản xạ có điều kiện: Khi phản xạ không được củng cố thường xuyên, phản xạ sẽ mất dần.

1. Phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của động vật bậc cao, lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là I.P.Paplop thông qua các thí nghiệm với chó và được công bố năm 1897. Phương thức phản xạ này cũng xảy ra ở người.

Khoảng cuối những năm 1890, Pavlov nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó bằng cách quan sát sự tiết dịch vị của chúng, sau đó ông tính toán và phân tích dịch vị của chó và phản xạ của chúng dưới các điều kiện khác nhau. Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo hiệu sự xuất hiện của thức ăn.

Sau này Paclov đã xây dựng lên định luật cơ bản mà ông gọi là “phản xạ có điều kiện” dựa trên hàng loạt thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó. Nhưng thí nghiệm này chỉ có tác dụng với những chú chó làm thí nghiệm đã được huấn luyện lâu dài, còn với những chú chó mới sinh ra và chưa qua huấn luyện thì không được.

Pavlov cho rằng đây là một loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài, ông gọi nó là “phản xạ có điều kiện” của động vật. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu không được củng cố thường xuyên. Sau này Pavlov còn đi đâu sâu nghiên cứu về những vấn đề này đồng thời đã viết ra tác phẩm nổi tiếng của mình. Vì những thành tựu này, ông đã nhận được giải thưởng Nobel năm 1904 (Nobel Prize in Physiology or Medicine).

Phản xạ có điều kiện là thuật ngữ dịch từ tiếng Nga do chính I.P.Paplop đề xuất, dùng để chỉ loại phản xạ chỉ có thể có sau khi cá thể động vật nào đã được tập luyện, hoặc trải qua, mặc dù sinh ra chưa có; còn cá thể nào không trải qua học tập thì không thể có.

Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phải có những điều kiện nhất định.

Vậy, phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện.

Hay, phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

2. Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện

- Điều kiện thứ nhất: Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.

Thức ăn tác động lên khoang miệng là một kích thích không điều kiện. Việc cho ăn của Chó được phối hợp với tín hiệu là ánh sáng mà trước đây không có quan hệ gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích trung tính, sau nhiều lần lặp lại phối hợp với thức ăn thì ánh sáng sẽ trở thành kích thích có điều kiện của phản xạ tiết nước bọt. Khi có ánh sáng, ở con chó thí nghiệm sẽ tiết nước bọt mà không cần phải có thức ăn (I.P.Paplop).

- Điều kiện thứ hai: Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện, trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn. Thời gian giữa hai kích thích phải hợp lý.

- Điều kiện thứ ba: Là cơ thể phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng kĩ xảo và các động tác thể thao.

- Điều kiện thứ tư: Là tránh kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, tiếng ồn, nóng, lạnh… ảnh hưởng xấu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ví dụ: Đang gõ nhịp thì có tiếng động mạnh.

3. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện

Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không điều kiện và có điều kiện trên vỏ não.

Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là đường dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn (hành não đường dây liên hệ này được hình thành như sau: Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt), ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não (thùy chẩm) xuất hiện hưng phấn, sau đó kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não).

Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn mạnh mẽ lôi cuốn các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và như vậy giữa hai trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước, đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần hình thành định hình động lực và khi bỏ thức ăn chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.

4. Ý nghĩa

- Giúp cho con người thích nghi với các thói quen và điều kiện sống.

- Hình thành các thói quen, tập quán tốt

- Liên hệ ví dụ thực tế:

+ Em có thói quen thức dậy lúc 4h sáng để học bài, do vậy sáng nào em cũng dậy đúng giờ và học bài rất tỉnh táo. Sau 2 tháng nghỉ hè ngủ dậy muộn, mỗi lần dậy sớm em đều thấy uể oải và buồn ngủ, không học được.

+ Hình thành phản xạ mới ví dụ như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

+ Tự dừng xe lại khi thấy đèn giao thông chuyển qua màu đỏ.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ức chế phản xạ có điều kiện. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 427
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm