Phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?

Phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?

Câu hỏi: Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?

  1. Bán cầu đại não
  2. Tủy sống
  3. Tiểu não
  4. Trụ giữa

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Tủy sống

Trung tâm xử lý thông tin nằm ở tủy sống.

1. Cấu tạo và chức năng của noron

Cấu tạo

- Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh

- Cấu tạo noron: Mỗi nơron đều gồm phấn thân, sợi trục, đuôi gai ( tua ngắn hay sợi nhánh)

+ Thân: chứa nhân, xung quanh là các sợi nhánh (tua ngắn)

+ Sợi trục: có bao myelin, nơi tiếp nối noron gọi là xinap.

+ Đuôi gai: nằm xung quanh nhân

Chức năng của nơron

Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

+ Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.

+ Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.

Phân loại nơron

Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :

+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.

+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.

phản ứng rụt tay

2. Phản xạ

Phản xạ

- Ví dụ:

+ Sờ tay vào vật nóng → rụt tay lại

+ Nhìn thấy quả chua → tiết nước bọt

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.

Trong chuyển động sóng, khái niệm phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc cả 2 môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường nó đã tới. Các ví dụ về phản xạ thường được quan sát bởi các sóng như ánh sáng, âm thanh hay sóng nước.

Sự phản xạ của ánh sáng có thể là phản xạ định hướng hay phản xạ khuếch tán, căn cứ vào từng bề mặt tiếp xúc. Tính chất của bề mặt ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi biên độ, pha hoặc trạng thái phân cực của sóng.

Cung phản xạ

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…)

- Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan cảm ứng.

Vòng phản xạ

Vòng phản xạ: luồng xung thần kinh và và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ.

Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng.

Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng.

Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích

Phân loại phản xạ

- Phản xạ không điều kiện

Là những phản xạ tự nhiên, bẩm sinh, không dễ mất đi và mang tính chủ thể, di truyền. Do các lệnh được phát sinh từ tủy sống, thực hiện nhờ tủy sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não qua mối liên hệ thông thường, đơn nghĩa trước các tác động của phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác bằng sự phản ứng đáp lại nhất định nhằm giúp cơ thể bảo vệ mình trước.

- Phản xạ có điều kiện

Là những phản xạ được tích lũy trong đời sống, hình thành trong những điều kiện nhất định. Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu như không được tập luyện, củng cố; xảy ra không tương ứng với kích thích, số lượng vô hạn. Do các lệnh phát sinh từ não nên được hình thành theo cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não giúp cơ thể thích nghi dễ dàng với môi trường sống.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 175
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm