Chứng minh xương là một cơ quan sống
Chứng minh xương là một cơ quan sống được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Chứng minh xương là một cơ quan sống?
Câu hỏi: Chứng minh xương là một cơ quan sống?
Trả lời
Xương là một cơ quan sống vì xương được cấu tạo bởi các phiến xương do mô liên kết biến thành trong chứa các tế bào xương . Tế bào xương có đủ các đặc tính của sự sống: đồng hoá, dị hoá, lớn lên, hấp thụ, bài tiết, cảm ứng, sinh sản .
- Xương và màng xương có khả năng tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang.
- Ống xương có tuỷ đỏ có khả năng sản sinh hồng cầu.
- Thành phần hoá học của xương:
+ Có 1/3 chất hữu cơ (protein), 2/3 chất vô cơ (muối khoáng)
+ Chất hữu có làm cho xương dẻo dai và có tính đàn hồi. Chất vô cơ làm cho xương cứng nhưng dễ gãy
+ Nhờ có sự kết hợp 2 chất trên mà xương vừa có tính đàn hồi, vừa có tính vững chắc
- Cấu trúc của xương:
+ Cấu trúc hình ống của xương dài làm cho xương vững chắc và nhẹ.
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương theo hướng của áp lực mà xương phải chịu, giúp xương có sức chống chịu cao.
I. Xương là gì?
Khái niệm
- Xương là phần cứng nhất trong cơ thể được cấu thành từ những mô xương với hình thù khác nhau. Xương đóng vai trò nâng đỡ và định hình cấu trúc cơ thể, đảm nhận nhiệm vụ di chuyển và vận động hàng ngày của cơ thể. Bên trong xương gồm các mô xương mềm hơn có chức năng sản sinh ra các tế bào máu, lưu trữ canxi và khoáng chất.
- Khi mới sinh, cơ thể người có tổng cộng 270 xương mềm. Đến giai đoạn trưởng thành, các phần xương kết nối lại với nhau nên chỉ còn khoảng 206 chiếc xương. Xương có kích thước lớn nhất là phần xương đùi. Trong khi đó, xương bàn đạp tai giữa có kích thước nhỏ nhất chỉ khoảng 2 – 3mm.
- Theo các nghiên cứu, thành phần chính của phần xương là protein collagen. Đối với phần xương cứng, thành phần chính là photpho và canxi có cấu trúc liên kết vững chắc tạo nên sức mạnh cho xương và định hình vóc dáng cơ thể người.
Thành phần của xương
- Mô xương
- Xương trong cơ thể được cấu tạo bởi 2 loại mô, đó là:
+ Xương đặc: Phần xương bên ngoài rất cứng và chắc, chiếm đến 80% trọng lượng của xương.
+ Xương thế sợi: Nhẹ hơn, có cấu trúc hình que, linh hoạt nhưng không cứng.
- Một số thành phần khác, bao gồm:
+ Tế bào hủy xương nhằm loại bỏ các tế mô xương suy yếu
+ Nguyên bào xương và tế bào xương
+ Muối khoáng vô cơ
+ Tủy xương
+ Dây thần kinh và mạch máu
+ Các lớp màng, bao gồm màng xương
+ Sụn
+ Osteoid, là hỗn hợp collagen và các loại protein khác
+ Tế bào xương
- Xương luôn vận động theo quy trình: hình thành tế bào, phát triển tế bào, lão hóa tế bào và thay thế tế bào mới. Quy trình này được vận hành liên tục. Trong xương có 3 tế bào chính tham gia vào hoạt động này, đó là:
+ Nguyên bào xương (Osteoblasts): Tế bào này bao gồm protein, khoáng hóa. Chúng có nhiệm vụ tái tạo tế bào mới và sửa chữa những tế bào cũ.
+ Cốt bào (Osteocytes): Chúng là những tế bào không hoạt động, được ví như “chất keo gắn kết” giữa tế bào xương với nguyên bào.
+ Tế bào hủy xương (Osteoclasts): Chúng có nhiệm vụ giải phóng enzym, tạo ra axit làm phá vỡ các cấu trúc xương và trung hòa khoáng chất trong xương. Phần khoáng chất trung hòa sẽ được tập kết lại và tái tạo thành hệ thống xương mới.
+ Tủy xương
- Tủy xương nằm ở vị trí trung tâm của xương, chúng có nhiệm vụ tạo ra những tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào lympho tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể.
- Trong y học, tủy xương được phân chia thành 2 loại chính:
+ Tủy vàng (medulla ossium flava): Chúng bao gồm chủ yếu là các tế bào mỡ, tập trung ở phần ống xương dài và phần xương xốp.
+ Tủy đỏ (medulla ossium rubra): Chúng có nhiệm vụ tạo ra máu. Tủy đỏ xuất hiện ở các hông xương xốp của trẻ sơ sinh. Khi trưởng thành các mô xương phát triển nên tủy đỏ tập trung chủ yếu ở những xương lớn và nằm ở phần trung tâm.
II. Thành phần hóa học của xương
- Thành phần hóa học chính của xương gồm 2 phần chính là chất hữu cơ và chất vô cơ (chất khoáng) liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể.
+ Chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng khô của xương) gồm có protein, lipid, mucopolysaccarid. Trong đó chiếm tỷ lệ cao là collagen và các phức hợp protein (là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic kết hợp với protein).
+ Chất vô cơ (chiếm 70% trọng lượng khô của xương) gồm các muối Canxi, Magie, Mangan, Silic, Kẽm, Đồng…trong đó chủ yếu là CaCO3, Ca3(PO4)2.
- Các thành phần hóa học của xương ở mỗi người có tỉ lệ không hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ đó phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh lý. Cơ thể càng non, chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em mềm dẻo hơn. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương giòn, dễ gãy.
III. Cấu tạo của xương người
- Xương người là một mạng lưới bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và được phối hợp để di chuyển. Phần chính khung xương ở người trưởng thành gồm có 206 chiếc.
- Xương được cấu tạo từ 3 lớp chính, cụ thể như:
- Hệ thống xương của cơ thể người thường được chia làm 2 loại chính là xương dài xương ngắn và xương dẹt. Với mỗi loại xương đều có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt, tuy nhiên chúng cũng có những cấu trúc chung giống nhau bao gồm: lớp màng xương (gồm màng trong và màng ngoài), phần xương cứng, phần xương xốp, tủy xương:
+ Lớp màng xương: gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và bao bọc tủy xương ở bên trong. Lớp ngoài cấu tạo từ các sợi mô liên kết chắc chắn tạo thành 1 lớp mỏng bao bên ngoài và dính chặt vào xương. Lớp trong gồm nhiều tế bào sinh xương giúp xương phát triển to và dài ra, lớp màng này có các mạch máu nuôi dưỡng.
+ Phần xương cứng: là phần xương rắn chắc nhất, có màu vàng nhạt.
+ Phần xương xốp: cấu trúc gồm nhiều bè xương bắt chéo vào nhau tạo thành phần xương có nhiều các hốc nhỏ.
Ngoài ra, xương người cũng có một số thành phần khác, giúp xương được gắn kết và di chuyển thuận tiện hơn như:
+ Sụn: Sụn là chất dẻo bao phù ở đầu các xương với nhiệm vụ hỗ trợ xương di chuyển mà không gây ma sát hay cọ xát các xương vào với nhau. Trường hợp sụn bị bào mòn đồng nghĩa với việc viêm khớp, thoái hóa khớp xuất hiện, gây đau đớn và khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển.
+ Khớp xương: Đây là nơi hai hoặc nhiều xương trong cơ thể kết nối với nhau. Khớp chia làm 3 loại chính là: Các khớp bất động (ví dụ: Khớp xương sọ), khớp cử động một phần (ví dụ: khớp xương sườn) và khớp chuyển động (ví dụ: khuỷu tay, vai và đầu gối).
+ Dây chằng: Là tập hợp các dải mô dày liên kết với nhau để giúp các xương hoạt động linh hoạt.
+ Gân: Đây là bộ phận gắn kết các dải mô nối các đầu cơ với xương.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chứng minh xương là một cơ quan sống. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.