Khái niệm dung tích sống
Khái niệm dung tích sống được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Khái niệm dung tích sống
Câu hỏi: Dung tích sống là gì?
Trả lời:
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp ở những mức độ khác nhau (bảng 22).
Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp
Tác nhân | Nguồn gốc tác nhân | Tác hại |
Bụi | Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hoặc dầu | Khi hàm lượng bụi quá nhiều (>100000 hạt/ml không khí) sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí → bệnh bụi phổi |
Nito oxit | Khí thải oto, xe máy | Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao |
Lưu huỳnh oxit | Khí thải sinh hoạt và công nghiệp | Làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng |
Cacbon oxit | Khí thải công nghiệp, sinh hoạt; khói thuốc lá | Chiếm chỗ của oxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết |
Các chất độc hại (Nicotin, nitrozamin..) | Khói thuốc lá | Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi |
Vi sinh vật gây bệnh | Trong không khí ở bệnh viện và các môi trường thiếu vệ sinh | Gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết |
→ Biện pháp bảo vệ :
- Trồng nhiều cây xanh
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi
- Xây dựng hệ thống lọc khí thải
- Sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch
- Không hút thuốc và vận động mọi người bỏ thuốc
- Giữ ấm cơ thể khi trời rét
- Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi
II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng luyện tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.
III. Dung tích sống gắng sức là gì?
Dung tích sống gắng sức (Forced Vital Capacity, viết tắt là FVC) là lượng không khí thở ra nhanh và mạnh sau khi gắng sức hít thở sâu nhất có thể. Đây là một trong những chỉ số cho phép đánh giá chức năng hô hấp, được đo bằng phép đo phế dung.
Dung tích sống gắng sức được dùng để chẩn đoán phân biệt các bệnh phổi tắc nghẽn như thuyên tắc phổi mãn tính hoặc hen suyễn với các bệnh phổi hạn chế như xơ phổi và sarcoidosis.
Ngoài ra, dung tích sống gắng sức cũng được dùng để đánh giá sự tiến triển của bệnh phổi cũng như hiệu quả điều trị.
Chỉ định và chống chỉ định đo dung tích sống gắng sức
Dung tích sống gắng sức được dùng để đánh giá chức năng thông khí phổi - một trong những chức năng hô hấp, bằng cách đo lường khả năng hít vào và thở ra. Mặc dù FVC không giúp xác định bệnh phổi cụ thể, nhưng kết quả đo được có thể giúp thu hẹp phạm vi những chẩn đoán tiềm năng và cùng với những kết quả khác có thể giúp xác định bệnh phổi.
Dung tích sống gắng sức được chỉ định trong những trường hợp sau:
+ Khó thở, thở khò khè hoặc bị ho dai dẳng.
+ Đánh giá chức năng hô hấp khi mức oxy trong máu thấp.
+ Đánh giá chức năng hô hấp trước khi tiến hành phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật phổi.
+ Đánh giá khả năng thở ở người bị bệnh tim.
+ Lập kế hoạch cho chương trình hồi phục phổi.
Mặc dù an toàn nhưng dung tích sống gắng sức chống chỉ định với những trường hợp sau:
+ Ho ra máu không rõ nguyên nhân: Thực hiện FVC có thể khiến tình trạng ho nặng hơn.
+ Mới được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, tim mạch không ổn định hoặc thuyên tắc phổi: Thực hiện FVC có thể làm thay đổi huyết áp và tình trạng đau thắt ngực tồi tệ hơn.
+ Mới phẫu thuật mắt: Thực hiện FVC có thể làm gia tăng áp lực nhãn cầu.
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khái niệm dung tích sống. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.