Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi?

Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi?

Lời giải:

Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào mang nhiều O2 kết hợp với Hb (hemoglobin) trong hồng cầu sẽ có màu đỏ tươi.

1. Thành phần cấu tạo của máu

Máu gồm 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu

- Huyết tương:

+ Phần lỏng của máu, chiếm 55% thể tích máu, chứa 90% nước và 10% các chất hòa tan

Các chất hòa tan gồm: chất dinh dưỡng (protein, gluxit, vitamin, lipit), nội tiết tố, khoáng thể, muối khoáng, chất thải của tế bào ure, axit uric...

+ Đặc điểm: màu vàng nhạt, lỏng

- Các tế bào máu:

+ Chiếm: 45% thể tích máu

+ Đặc điểm: đặc quánh, đỏ thẫm

+ Gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu

* Huyết tương: là phần lỏng của máu, chiếm 55% chủ yếu chứa nước và các chất hòa tan

- Nước: 90% thể tích huyết tương

- Các chất hòa tan: 10%

+ Chất dinh dưỡng: protein, gluxit, vitamin, lipit

+ Nội tiết tố, khoáng thể

+ Muối khoáng

+ Chất thải của tế bào ure, axit uric

- Chức năng: Huyết tương là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất

* Hồng cầu: Hồng cầu chứa Hb (huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi và khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm

- Chức năng: Hồng cầu vận chuyển oxi từ phổi về tim tới các tế bào, vận chuyển CO2 từ các tế bào về tim đến phổi

→→ Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm

3. Môi trường của cơ thể

Máu, nước mô và bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể

Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

Kiến thức bổ sung:

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).

Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện một quá trình sinh lí cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể (máu, nước mô và bạch huyết) để đảm bảo cho quá trình đồng hóa và dị hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng) ở trong tế bào có thể được thực hiện một cách liên tục. Các quá trình trên thực hiện được lại nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và nhờ cơ quan tuần hoàn làm môi giới trung gian. Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng giảm nhu cầu vật chất và năng lượng của các tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong đời sống của cơ thể cho phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể là do hệ thần kinh đảm nhiệm, thực hiện bằng cơ chế phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (ảnh hưởng thần kinh) và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết (ảnh hưởng thể dịch) trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Ngoài ra, còn có các cơ quan sinh sản thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại của loài thông qua quá trình thụ tinh, thụ thai, mang thai và sinh con, nuôi dưỡng con (bằng sữa).

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm