Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?

  1. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại
  2. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
  3. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn
  4. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl

Trả lời:

Đáp án đúng: D . Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng: Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl

1. Khái niệm dịch vị

Dịch vị là một hỗn hợp các chất do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như acid chlorhydric (HCl) và enzyme pepsin.

Dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các dạng polypeptide đơn giản, dễ tiêu hóa hơn nhờ sự hiện diện của enzyme pepsin. Ngoài ra, chất nhầy sẽ bao bọc thức ăn giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa dễ dàng hơn. Dịch vị là 1 dịch thể thuần khiết, trong suốt có phản ứng acid và độ pH của dịch vị thay đổi tùy thuộc vào từng loại (trung bình pH ~ 2-3).

Nhờ có enzym pepsin, dịch vị giúp chuyển hóa thức ăn có protein thành các chuỗi liên kết peptide dài, liên tục và không phân nhánh (Polypeptide) từ đó giúp dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, chất nhầy có trong dịch vị sẽ bao bọc quanh thức ăn giúp cho quá trình vận chuyển thức ăn trong các cơ quan tiêu hóa dễ dàng hơn.

2. Các loại dịch vị

Hầu hết dịch vị là do các tuyến nằm ở niêm mạc vùng thân và đáy dạ dày bài tiết. Tùy thành phần dịch tiết có thể phân chia các tuyến này ra làm 2 nhóm:

- Tuyến ở vùng tâm vị và môn vị: vai trò bài tiết chất nhầy

- Tuyến ở vùng thận: là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày, gồm 4 loại tế bào chính:

+ Tế bào chính: Có nhiệm vụ tiết ra pepsinogen, một dạng tiền enzym (enzym chưa hoạt động) và lipase dạ dày.

+ Tế bào viền: Có nhiệm vụ bài tiết Acid clohydric (Hcl) để tác động lên pepsinogen, chuyển hóa chúng thành enzym Pepsin có tác dụng biến đổi protein thành các chuỗi Polypeptide đơn giản hơn.

+ Tế bào cổ tuyến: Là tế bào gốc của các loại tế bào khác nhờ hoạt động phân bào. Có vai trò tiết ra chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động ăn mòn của Acid clohydric do tế bào viền tiết ra.

+ Tế bào nội tiết: Tiết ra hormone gastrin để kích thích hoạt động của tuyến vị.

Ngoài ra, toàn bộ niêm mạc của dạ dày còn bài tiết HCO3- và một ít chất nhầy. Như vậy, về thành phần dịch vị có chứa 99,5% nước và 0,5% vật chất khô. Trong vật chất khô có chứa các chất hữu cơ (gồm protein, các enzym như: axit lactic, axit uric, ure...), chất vô cơ (Acid clohidric, muối clorua, muối sunfat của các nguyên tố Na, Ca, K, Mg).

3. Hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày như thế nào?

Sự bài tiết dịch dạ dày đáp ứng với một bữa ăn được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn dạ dày và giai đoạn ruột. Ba giai đoạn này kết hợp nhau để kích thích tiết ra dịch vị khi thức ăn chưa vào dạ dày, đã vào dạ dày hay đã xuống ruột.

Giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn khi thức ăn chưa tiến vào dạ dày, dịch vị được kích thích bởi hoạt động nghĩ, nhìn, nhai, ngửi hay nuốt thức ăn. Thức ăn càng ngon, cơ thể càng được kích thích thì lượng dịch vị được tiết ra dạ dày càng mạnh để tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn.

Hoạt động bài tiết dịch vị ở giai đoạn này bao gồm cả phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Tâm lý của con người ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bài tiết dịch vị ban đầu này.

Giai đoạn 2

Khi thức ăn đã đi vào dạ dày và bắt đầu được dịch vị trộn lẫn, dạ dày co bóp để nhào trộn và tiêu hóa. Khi đó, dạ dày được kích thích sẽ gửi các tín hiệu cho phản xạ tại chỗ, giải phóng histamin và gastrin để phối hợp khiến dịch vị tiếp tục được bài tiết trong suốt quá trình thức ăn còn lưu trong dạ dày.

Ở giai đoạn 2, cơ thể tiết ra lượng dịch vị rất lớn chiếm khoảng 70% lượng dịch vị của toàn bữa ăn.

Giai đoạn 3

Giai đoạn này thức ăn đã được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày, sản phẩm được đẩy xuống ruột non làm căng tá tràng. Acid clohydric và các sản phẩm tiêu hóa chưa được hấp thu sẽ tiếp tục được đẩy xuống, các tuyến sinh acid cả dạ dày tiếp tục giải phóng dịch vị.

Giai đoạn 3 này lượng dịch vị mà dạ dày tiết ra khá ít, chỉ chiếm khoảng 10% để thực hiện các hoạt động tiêu hóa, hấp thu còn lại.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm