Nêu rõ vai trò của từng loại khớp?

Nêu rõ vai trò của từng loại khớp? được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu rõ vai trò của từng loại khớp?

Trả lời:

Vai trò của các loại khớp:

- Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.

- Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.

- Khớp bất động là loại khớp không cử động được.

Tổng quan về khớp xương

Khớp xương là một cấu trúc phức tạp, đa dạng có nhiệm vụ nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt của con người. Hiểu rõ cấu tạo và chức năng của khớp là cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ khớp xương.

1. Khớp là gì?

Khớp xương hoặc bề mặt khớp là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể để tạo thành một hệ thống xương tổng thể. Các khớp giữ nhiệm vụ hỗ trợ các chuyển động khác nhau của cơ thể.

Một số khớp, ví dụ như khớp gối, khuỷu tay và vai có khả năng tự bôi trơn để hạn chế ma sát và lực tác động lên các khớp và xương. Điều này hỗ trợ phân tán lực nén và trọng lượng cơ thể trong khi vẫn thực hiện các chuyển động một cách linh hoạt và chính xác.

2. Chức năng của các loại khớp

Phần lớn các khớp trong cơ thể người có thể di chuyển để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, một số khớp chỉ có chức năng kết nối và ổn định như khớp ở hộp sọ. Cụ thể chức năng của khớp như sau:

- Khớp hoạt dịch là khớp phổ biến nhất trong cơ thể và giúp cơ thể di chuyển tự do. Khớp hoạt dịch được bao quanh bởi vô số mô sợi hoặc các viên nang khớp. Các viên nang này chứa đầy chất lỏng giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các xương.

- Khớp cầu hỗ trợ chuyển động xoay và các chuyển động linh hoạt của xương. Vai và hông là hai khớp hình cầu phổ biến.

- Khớp cầu lồi không thể xoay tròn nhưng rất linh hoạt cho các chuyển động trục. Khớp hàm và khớp ngón tay là hai khớp cầu lồi phổ biến.

- Khớp trượt cho phép xương di chuyển qua lại. Khớp mắt cá chân và khớp cổ tay là hai khớp trượt phổ biến.

- Khớp bản lề hoạt động như một chiếc bản lề cho phép xương uốn cong.

3. Các phần chính của bộ xương

- Chức năng của bộ xương:

+ Tạo khung → hình dạng nhất định.

+ Chỗ bám cho cơ → vận động dễ dàng.

+ Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể.

- Cấu tạo của bộ xương: gồm 3 phần chính là

+ Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt

- Xương sọ: gồm 8 xương ghép lại thành hộp sọ lớn chứa não.

- Xương mặt: nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật

+ Xương thân gồm: xương ức, xương sườn và xương sống

- Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.

- Xương sườn: gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.

+ Xương chi (xương tay và xương chân)

* Giống nhau: Đều có những phần tương tự nhau

* Khác nhau:

+ Về kích thước

+ Về cấu tạo đai vai, đai hông

+ Về sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân

4. Phân biệt các loại xương

- Xương dài: hình ống chứa tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người lớn

Vd: xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân

- Xương ngắn: kích thước ngắn

Vd: xương cổ tay, cổ chân,…

- Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng

Vd: xương bả vai,…

5. Các khớp xương

- Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp.

- Có 3 loại khớp là: khớp động, khớp bán động và khớp bất động

Khớp động

Khớp bán động

Khớp bất động

Mức độ vận động

Cử động dễ dạng

Cử động hạn chế

Không cử động được

Cấu tạo

Hai đầu có lớp sụn trơn, bóng. Ở giữa có dịch khớp và dây chằng

Phẳng, hẹp. Giữa hai đầu xương có đĩa sụn

Có đường nối giữa hai xương là hình răng cưa sít với nhau

Ví dụ

Khớp ở tay, chân

Khớp ở các đốt sống

Khớp ở hộp sọ

6. Một số vấn đề ảnh hưởng đến khớp

Khớp là bộ phận phổ biến trong cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Một số vấn đề và bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khớp bao gồm:

- Thoái hóa khớp là tình trạng lão hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi.

- Bệnh Gout là tình trạng lắng đọng các tinh thể axit uric ở các khớp dẫn đến viêm nhiễm.

- Viêm khớp là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp (viêm đa khớp). Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp

- Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp mãn tính do bệnh vẩy nến gây ra. Bệnh có thể gây thay đổi cấu trúc móng, làm móng dày lên hoặc tách móng ra khỏi phần đệm thịt.

- Trật khớp có thể do chấn thương hoặc rối loạn sụn khớp gây ra.

- Hội chứng khớp thái dương hàm có thể dẫn đến đau mặt, căng thẳng tâm lý, stress.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu rõ vai trò của từng loại khớp? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 121
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm