Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quá trình hô hấp ở cơ thể người

Chúng tôi xin giới thiệu bài Quá trình hô hấp ở cơ thể người được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người?

Trả lời:

- Nhờ sự hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

I. Hô hấp là gì?

Sự hô hấp là một đặc trưng cơ bản của sinh vật. Ở động vật cao cấp như động vật có xương sống thì sự hô hấp là hai động tác hít vào và thở ra. Không khí từ bên ngoài vào phổi khi hít vào và ngược lại khi thở ra. Quá trình trao đổi khí giữa không khí và tế bào được thực hiện gián tiếp qua sự trao đổi khí và máu.

II. Hệ hô hấp ở người

Minh họa hệ hô hấp

- Hệ thống dẫn khí: Khoang mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.

- Hệ thống trao đổi khí giữa máu và không khí : Là phổi chứa các phế nang là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí.

- Chức năng của hệ hô hấp: Chức năng của hệ hô hấp chủ yếu là trao đổi khí, hấp thụ oxi và thải khí cacbonic.

Hệ hô hấp được chia thành 2 phần lấy n ắp thanh quản làm ranh giới bao gồm:

- Hô hấp trên (trên nắp Thanh quản) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Nhiệm vụ: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

- Hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,… Nhiệm vụ: Thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

III. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ hô hấp

Mũi

- Là phần đầu của hệ hô hấp.

- Cấu tạo của mũi được chia làm 3 phần: Mũi ngoài, hốc mũi và các xoang mũi.

- Chức năng: Chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.

Hầu – họng

- Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính vì vậy nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, họng chứa vòm họng và vòng bạch huyết các amidan…

- Chức năng: Là cửa ngõ quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể, khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản…

Thanh quản

- Thanh quản vừa là một phần của đường hô hấp , vừa là cơ quan phát âm chính

- Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn, dây chằng và cơ.

- Khung sụn của thanh quản khá phát triển, cơ có nhiệm vụ chuyển động khung sụn. Mặt trong khung sụn có niêm mạc che phủ.

- Thanh quản nằm phía trước cổ, ngang các đốt sống cổ 4,5,6. ngay dưới xương móng.

- Chức năng: Thanh quản có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.

Khí quản

- Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.

- Chức năng của khí quản: Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.

Phế quản

- Gồm phế quản gốc phảiphế quản gốc trái, được tách ra từ khí quản ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5; Hai phế quản tạo với nhau một góc 70o, phế quản gốc phải ngắn và to hơn phế quản gốc trái.

- Phế quản gốc phải và trái gọi là phế quản cấp I đi đến vùng rốn phổi thì phân thành phế quản cấp II chui vào trong các thuỳ phổi. Sau đó phế quản cấp II lại tiếp tục phân chia thành các phế quản nhỏ hơn, đường kính giảm dần theo mức độ phân chia. Trải qua khoảng 23 lần phân chia theo cấp số nhân thì tạo thành phế quản nhỏ nhất có đường kính khoảng 1mm gọi là tiểu phế quản (hay phế quản tiểu thuỳ). Toàn bộ phế quản gốc và sự phân chia của nó gọi là cây phế quản

- Cấu tạo của thành phế quản cũng giống như khí quản. Chúng gồm những nửa vòng sụn trong nhưng khác ở chỗ là các phế quản càng nhỏ thì phần sụn càng ít đi và khi thành các phế quản nhỏ nhất thì không còn vết tích của sụn nữa.

- Mặt trong của các phế quản được phủ một lớp niêm mạc. Niêm mạc này cũng được lợp bởi biểu mô rung nhiều tầng.

Phổi

- Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.

- Chức năng của phổi: Trao đổi khí O2 và CO2. Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

- Song song với đó tế bào phổi còn có chức năng giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản). Tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Quá trình hô hấp ở cơ thể người. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm