Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó

Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó

Trả lời:

Thành phần:

- Có tới 90% là nước giúp máu lưu thông dễ dàng trong mạch máu.

Chức năng của huyết tương:

- Đóng vai trò chất làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng, nội tiết tố, chất thải,....

1. Huyết tương là gì?

Huyết tương là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt đồng thời huyết tương cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

Sinh lý huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Sau bữa ăn huyết tương có màu đục và sau khi ăn vài giờ thì sẽ trong hơn và có màu vàng chanh. Nếu đơn vị máu có huyết tương màu đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh

2. Thành phần của huyết tương?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trong huyết tương có đến 90% là nước, 10% còn lại là protein huyết tương, thành phần hữu cơ và muối vô cơ khác:

- Protein huyết tương: Huyết tương chứa rất nhiều protein hòa tan và chúng chiếm khoảng 7%. Trong đó albumin, globulin và fibrinogen là các protein quan trọng trong huyết tương

- Các chất hữu cơ: Thành phần hữu cơ có trong huyết tương khá đa dạng với hàm lượng thấp. Chủ yếu là vitamin, amino acid, glucose, một số loại peptide điều hòa steroid hormone và lipid,…

- Muối khoáng: Ngoài protein và thành phần hữu cơ, trong huyết tương còn có sự tồn tại của nhiều muối khoáng như canxi, natri, kali,… Tuy nhiên, chúng chỉ chiếm một lượng nhỏ không đến 1%.

Các hợp chất hữu cơ và các thành phần vô cơ

Được chia làm 2 loại: hợp chất chứa nitro (ure, acid amin, amoniac, creatinin) và hợp chất không chứa nitro (cholesterol, phospholipid, acid lactic).

Các thành phần vô cơ tồn tại ở dạng ion với 2 loại: cation và anion. Các chất vô cơ này tham gia hầu hết trong các hoạt động của cấp tế bào, điều hòa thẩm thấu và độ pH trong cơ thể.

3. Chức năng của huyết tương

3.1. Cung cấp dinh dưỡng

Các acid béo trong huyết tương cũng là nguồn tạo nên các lipid. Nhờ đó mà huyết tương hoạt động như nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các mô tế bào bất cứ khi nào cần thiết. Ngoài ra, Cholesterol có trong hợp chất không chứa Nitơ của huyết tương góp phần tổng hợp nên hormon của các tuyến sinh dục và thượng thận và cũng góp phần tạo nên túi mật.

3.2. Tạo áp suất thẩm thấu và cân bằng nước

Như đã biết thành phần của huyết tương là Albumin - tạo áp suất thẩm thấu khoảng 25 mm Hg. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng lượng nước thích hợp giữa các mô và máu. Albumin chịu trách nhiệm chính cho chức năng này vì trọng lượng phân tử của loại protein này thấp và có số lượng chiếm ưu thế hơn so với các loại protein khác.

Đây cũng là câu trả lời cho nguyên nhân vì sao cơ thể của người có vấn đề về thận thường có biểu hiện phù nề bởi bệnh về thận khiến họ mất đi protein albumin, lượng nước vượt quá mức cho phép sẽ di chuyển đến các mô làm các mô trương phình.

3.3. Chức năng vận chuyển

Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, ô xy, hormon, protein.... Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein.

3.4. Đông máu

Thành phần Fibrinogen có trong huyết tương tham gia vào quá trình đông máu. Nhờ vậy là huyết tương được ứng dụng rộng rãi trong việc cầm máu.

3.5. Cung cấp chất điện giải

Natri, kali, clo, magie và canxi là các chất điện giải cần thiết và giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể chúng ta có thể gặp rắc rối lớn như nhịp tim không ổn định, cơ yếu, thường xuyên co giật nếu thiếu các chất điện giải này.

3.6. Chức năng miễn dịch

Thành phần Globulin có trong huyết tương tham gia vào quá trình một số chất trong cơ thể đến các cơ quan khác nhằm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể chống lại những tác động của vi khuẩn và phòng ngừa khởi phát bệnh lý thông thường.

4. Huyết tương và huyết thanh khác nhau ra sao?

Mặc dù huyết tương và huyết thanh là thành phần chính có trong máu nhưng về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau. Một trong những điểm khác biệt rõ ràng nhất giúp bạn phân biệt được hai chất này là huyết thanh thường có màu sữa đục trong khi đó huyết tương bị lấy đi mất yếu tố đông máu fibrinogen.

Bên cạnh đó, hai chất này còn khác nhau ở nhiều đặc điểm khác, như:

- Thành phần: Huyết thanh là dung dịch lỏng của máu sau khi trải qua quá trình thực hiện đông máu. Còn huyết tương là một chất lỏng trong máu với đặc tính trong suốt và có màu vàng. Thành phần của huyết tương có chứa chất đông máu nhưng huyết thanh thì công có

- Sự sắp xếp tế bào: Các tế bào trong huyết tương bị treo lơ lửng và tách biệt. Ở huyết thanh, vì có sự hình thành cục máu đông nên các tế bào được liên kết với nhau

- Số lượng: Huyết tương chiếm 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể. Huyết thanh chiếm thiểu số

- Quá trình tách chiết: Chỉ thu được huyết thanh sau khi trải qua quá trình đông máu. Ngược lại, huyết tương có thể thu được trước khi tiến hành đông máu

- Thời gian bảo quản: Huyết tương có thể bảo quản để sử dụng trong vòng 1 năm. Trong khi đó huyết thanh chỉ có thể lưu trữ trong vài ngày nếu được bảo quản ở nhiệt độ 2 – 6 độ C

- Ứng dụng: Huyết tương thường được sử dụng để truyền cho các đối tượng cần tế bào máu. Huyết thanh thường dùng để kiểm tra nhóm máu, chẩn đoán bệnh lý, tăng sức đề kháng và làm đẹp cho da.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm