Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hệ hô hấp liên hệ trực tiếp với hệ tuần hoàn qua trao đổi khí giữa

Hệ hô hấp liên hệ trực tiếp với hệ tuần hoàn qua trao đổi khí giữa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hệ hô hấp liên hệ trực tiếp với hệ tuần hoàn qua trao đổi khí giữa

  1. Phế nang với mao mạch.
  2. Phế nang với động mạch.
  3. Phế nang với tĩnh mạch.
  4. Phế nang với tim.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Phế nang với mao mạch

Hệ hô hấp liên hệ trực tiếp với hệ tuần hoàn qua trao đổi khí giữa phế nang với mao mạch.

I. Hệ hô hấp

1. Định nghĩa

Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người và các loài thú khác, các đặc điểm giải phẫu học của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí, phổi và hệ cơ hô hấp.

2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ hô hấp

Mũi

- Là phần đầu của hệ hô hấp. Về giải phẫu mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. Chức năng: Chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.

- Những bệnh thường gặp: Viêm xoang , viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, lệch vách ngăn mũi,…

Hầu – họng

- Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính vì vậy nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, họng chứa vòm họng và vòng bạch huyết các amidan…

- Chức năng: Là cửa ngõ quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể, khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản…

- Các bệnh thường gặp: Họng là bộ phận nhạy cảm nhất, nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân gây bệnh, bảo vệ họng sẽ tránh được các bệnh về đường hô hấp.

+ Viêm họng hiện có nhiều dạng khác nhau, nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Thông thường bệnh viêm họng sẽ được chia thành 2 dạng là viêm họng cấp và mãn tính.

+ Trong đó, viêm họng cấp còn được chia làm viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét. Còn với viêm họng mãn thì bao gồm viêm họng thể teo, viêm họng quá phát và viêm họng hạt.

Thanh quản

- Được cấu tạo bởi tổ chức sụn và sợi cơ ngoài ra có hệ thống mạch máu và thần kinh.

- Chức năng: Thanh quản có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.

- Nguyên nhân của ho và nấc: Ho là phản xạ hô hấp trong đó dây thanh môn đóng bất thình lình, mở ra dẫn tới sự bật tung không khí bị dồn qua miệng và mũi. Nấc là phản xạ hít vào trong đó 1 lượng gắn âm kiểu hít vào được phát sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành thanh môn bị khép lại 1 phần hay toàn bộ.

- Những bệnh thường gặp: Viêm thanh quản, sơ dây thanh, bệnh dị tật, câm bẩm sinh,…

Khí quản

- Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.

- Chức năng của khí quản: Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.

- Những bệnh thường gặp ở khí quản: bao gồm Chít hẹp khí quản, chèn ép khí quản do khối u khí quản,…

Phế quản

- Được chia làm 2 bên:

+ Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.

+ Phế quản chính trái cũng gồm: 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới.

- Chức năng của phế quản: Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi.

- Những bệnh thường gặp: viêm phế quản, giãn phế quản, hen phế quản u phế quản,…

Phổi

- Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.

- Chức năng của phổi: Trao đổi khí oxy và CO2. Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.

- Song song với đó tế bào phổi còn có chức năng giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản ). Tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.

II. Hệ tuần hoàn

1. Định nghĩa

- Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, cacbon đioxide, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn tiếp nhận sản phẩm phân huỷ (chất thải, CO2,..) do tế bào thải ra qua nước mô rồi theo máu đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

2. Các thành phần của hệ tuần hoàn

- Theo các nhà nghiên cứu, hệ cơ quan này gồm có 4 thành phần chính như sau:

+ Tim: Là cơ quan nằm gần trung tâm của ngực với kích thước bằng hai bàn tay người lớn nắm chặt vào nhau. Nhờ lực bơm ổn định của tim, hệ thống tuần hoàn sẽ được hoạt động mọi lúc.

+ Động mạch: Đem lượng máu giàu oxi ra khỏi tim và đến các cơ quan khác.

+ Tĩnh mạch: Đưa máu khử oxy đến phổi nơi chúng nhận oxy.

+ Máu: Là phương tiện vận chuyển hormone, chất dinh dưỡng, oxy, kháng thể cùng những thứ cần thiết khác nhằm giữ cho cơ thể phát triển tốt và khỏe mạnh.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ tuần hoàn

- Oxy sẽ đi vào máu thông qua các màng nhỏ bên trong phổi và hấp thụ oxy khi hít vào. Khi cơ thể con người sử dụng oxy và xử lý các chất dinh dưỡng, nó sẽ tạo nên carbon dioxide. Sau đó, phổi lại thải ra ngoài bằng đường thở.

- Quá trình này cũng diễn ra tương tự đối với hệ thống vận chuyển dinh dưỡng và các hormone trong hệ thống nội tiết. Những hormone này được lấy từ nơi sản xuất tới các cơ quan mà chúng ảnh hưởng với sự phân bố đồng đều nhất.

- Như vậy hệ thống tuần hoàn sẽ hoạt động nhờ quá trình áp lực liên tục từ tim và van trên khắp cơ thể. Áp lực này có thể đảm bảo cho các tĩnh mạch mang máu đến tim và các động mạch vận chuyển nó ra khỏi tim.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hệ hô hấp liên hệ trực tiếp với hệ tuần hoàn qua trao đổi khí giữa. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm