Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày chức năng của gan trong điều hòa lượng đường trong máu

Trình bày chức năng của gan trong điều hòa lượng đường trong máu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Chức năng của gan trong điều hòa lượng đường trong máu

Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôxơ máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ (trong máu trở lại ổn định, ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucozơ máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.

I. Gan là gì?

Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể mà thôi.

II. Cấu tạo của gan

Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi cá nhân, gan có sức nặng từ 1.100 đến 1.800 gram. Gan phụ nữ nhỏ hơn gan đàn ông. Gan nằm dưới lồng ngực phải, cách phổi bởi hoành cách mô (diaphram). Theo truyền thống, gan vẫn được chia thành 2 thùy chính (lober), thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament). Dây chằng này nối liền gan với hoành cách mô và thành bụng trước. Tuy nhiên, sự phân chia này không tương ứng với cơ cấu của lá gan, nên ngày nay, người ta chia lá gan thành 8 khúc (segment) dựa vào những phân phối của mạch máu.

Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh, tên là Gibson’s Capsule. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, gan được xem là một cơ quan kỳ diệu (wonder organ).

Tuy thế, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu gan bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ trừ trong trường hợp, khi gan bị “sưng phồng” lên, vỏ Gibson sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau “tưng tức” hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới. Đây là một số trường hợp của viêm gan cấp tính hoặc khi lá gan “sưng lớn” vì bị suy tim bên phải (right heart failure). Gan được che chở và bảo vệ bởi xương sườn, nên nếu trong trường hợp bị té ngã hoặc tai nạn, sẽ đỡ bị dập nát hơn những cơ quan khác trong bụng như tụy, lá lách,…

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa (portal vein). Màu từ tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ nuôi dưỡng các tế bào gan. Máu đến từ tĩnh mạch cửa nhận máu từ những cơ quan như dạ dày, lá lách, tụy tạng, túi mật, ruột non, ruột già, cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng. Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau từ hệ thống tiêu hóa, gan đã trở thành "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu, vì thế , sẽ phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng.

III. Vai trò và chức năng của gan

Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể và có tính chất sinh mạng.

1. Chức năng của gan trong điều hòa lượng đường trong máu

- Gan được gọi là kho lưu trữ Glucid của cơ thể bằng việc chuyển hóa chúng thành Glycogen. Thường sau bữa ăn hay sau khi uống nước đường, nồng độ Glucose máu tăng lên cao hơn, ruột hấp thu và chuyển về gan Glucose một cách ồ ạt thong qua tĩnh mạch cửa. Gan sẽ giữ glucose lại, sử dụng một phần cho các hoạt động của gan, phần lớn khác được chuyển hóa thành glycogen (bởi glycogen mới là chất có thể dự trữ) bằng cách sử dụng các enzym chuyên biệt và hoạt động mạnh.

- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, kích thích tế bào ß tụy tiết ra hoocmôn insulin. Insulin có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan, đồng thời làm cho các tế bào tăng nhận sử dụng glucôzơ. Do vậy, nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì ở nồng độ ổn định

- Xa bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống, kích thích tế bào a tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen có ở trong gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở nồng độ ổn định

- Ngoài Glucose, gan có thể tổng hợp glycogen từ nhiều loại ose khác như galactose, mannose, fructose nhờ vào các enzym đặc biệt mà không cơ quan nào khác có. gan có thể tổng hợp các sản phẩm trung gian của các chuyển hóa khác như lactat, acetyl CoA, pyruvat thành glycogen nhờ vào hệ enzym chỉ tồn tại ở gan.

- Khi glucose máu hạ thấp, gan sẽ tiến hành phân hủy glycogen tạo ra glucose chuyển vào máu, cung cấp cho các tế bào sử dụng và tăng đường huyết trở về bình thường. Mặc dù nhiều cơ quan khác cũng có khả năng dự trữ glycogen nhưng nó không thể cung cấp cho máu như gan bởi không có enzym đặc hiệu chuyển glycogen thành glucose tự do. Bởi vậy nên gan đóng vai trò trung tâm trong công việc kiểm soát đường máu của cơ thể.

- Ngoài glycogen, gan còn tổng hợp một chất chống đông tự nhiên là heparin có bản chất là một polysaccharide. Ở gan, glucose còn được chuyển hóa thành acid glucoronic, một chất quan trọng trong quá trình khử độc tại gan.

2. Chức năng chống độc

Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.

Gan thực hiện chức năng chống độc bằng 2 cách như sau:

- Bằng các phản ứng hóa học: đây là cơ chế chủ yếu để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.

- Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng, các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.

3. Chức năng tạo mật

Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống ruột non trong các bữa ăn. Mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

4. Chức năng dự trữ

- Dự trữ các vitamin tan trong dầu: Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết mật, vừa là nơi dự trữ các vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như: vitamin A, vitamin D, vitamin E ..

- Dự trữ vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ sẽ được vận chuyển về gan và dự trữ ở đó rồi được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Lượng dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn, có thể dùng cho cơ thể khoảng 2 năm ở điều kiện bình thường.

- Dự trữ sắt: Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng liên kết với apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.

- Dự trữ máu: gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ thể. Do đặc điểm cấu tạo của gan, các tế bào nội mạc của các xoang mạch nam hoa không gắn chặt vào nhau mà chỉ xếp chồng lên nhau, khiến cho các xoang này dễ giãn và giãn to hơn bình thường và như vậy sẽ chứa được nhiều máu hơn ở các mạch khác trong cơ thể, thực hiện chức năng dự trữ máu.

IV. Những nguy cơ tổn thương gan

- Tuy là một cơ quan lớn, hoạt động bền bỉ nhưng gan cũng là cơ quan dễ bị rối loạn và dễ “mắc bệnh” nhiều nhất do phải làm việc quá sức khi ta đưa vào cơ thể nhiều chất độc hại. Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ…), những món ăn kém vệ sinh, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…, lao động quá sức, việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng lao, kháng virus, quá liều paracetamol… hay những công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại đều là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.

- Khi bị tổn thương, gan không còn khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc, giảm sức đề kháng của cơ thể, đồng thời sẽ kéo theo hệ quả ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động sống trong cơ thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Nếu không biết cách bảo vệ, những căn bệnh mà lá gan bạn sẽ mắc phải có thể kể đến: rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm siêu vi hay những căn bệnh phức tạp và rất nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

V. Các phương pháp vàng bảo vệ gan khỏe mạnh

─ Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Nếu có sử dụng rượu bia hay trong hoàn cảnh phải sử dụng rượu bia thì nên dùng với lượng vừa phải theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 25 ml/ngày (rượu 40 độ), tuyệt đối không nên uống rượu khi mắc các bệnh về gan. Hạn chế hay tốt nhất là không hút thuốc lá.

─ Dinh dưỡng hợp lý: Chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đầy đủ, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ: rau xanh, trái cây,…tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng, uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2,5 lít/ngày).

─ Tăng cường vận động: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp tuyệt vời vì tính đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.

─ Khám sức khỏe định kỳ: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để biết tình trạng của gan đồng thời sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng vaccin khi chưa bị viêm gan do virus hay điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về gan.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trình bày chức năng của gan trong điều hòa lượng đường trong máu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm