Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao da ta luôn mềm mại khi bị ướt không ngấm nước?

Vì sao da ta luôn mềm mại khi bị ướt không ngấm nước? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Vì sao da ta luôn mềm mại khi bị ướt không ngấm nước?

Câu hỏi: Vì sao da ta luôn mềm mại khi bị ướt không ngấm nước?

Trả lời:

+ Da mềm mại, không thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết nhờn lên bề mặt da.

+ Da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm, đau đớn..

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Tổng bề mặt da của một người lớn từ 4 – 6 m2. Về thành phần hóa học cấu tạo của da có 70% là nước, 25% protein và 2% lipit.

1. Cấu trúc da

- Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.

+ Thượng bì (biểu bì)

- Dày khoảng 0,2mm có độ dày khác nhau từng vùng. Dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt.

- Thượng bì gồm các lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt và lớp sừng. Trong đó bao gồm các thành phần: keratinocyte, melanocyte, tế bào merkel, tế bào Langerhans và dây thần kinh cảm giác.

+ Trung bì (còn gọi là lớp bì)

- Bì là mô liên kết, nâng đỡ biểu bì và gắn kết biểu bì với hạ bì. Bề dày của bì khác nhau tùy vùng cơ thể, dày tối đa 4mm ở da lưng.

- Thành phần lớp bì: collagen, elastin, matrix, thụ thể thần kinh, mạch máu, tuyến mồ hôi, nang lông, tuyến bã.

- Trong đó, collagen chiếm 80% lớp bì, có tác dụng làm da săn chắc. Sau 20 tuổi, collagen giảm 1%/ năm, việc đi nắng, ô nhiễm, stress sẽ làm giảm nhiều hơn do tăng kích thích và ức chế quá trình tổng hợp.

+ Hạ bì

- Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt.

- Mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau tùy vị trí. Dày nhất ở vùng bụng, ngực, mông, đùi. Mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi.

- Mô mỡ của nữ dày hơn nam, nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹp mắt. Và phụ nữ cũng dễ tăng cân béo phì hơn nam giới.

2. Chức năng của làn da

+ Bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương.

+ Điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể.

+ Giúp duy trì cân bằng nước và điện giải.

+ Tham gia tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

+ Giúp cảm nhận các kích thích từ phía ngoài vào cơ thể.

- Làn da như một rào cản giúp cho cơ thể chống lại các chất nguy hiểm từ bên ngoài xâm nhập vào và đồng thời cũng giảm bớt sự ảnh hưởng của tia cực tím. Vì thế mà bất kỳ vấn đề gì trên da đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của bạn. Ngoài ra khi da xuất hiện bất kỳ điểm nào không bình thường đều là biểu hiện cho một rối loạn hay bệnh trên cơ thể.

3. Những điều thú vị về da của chúng ta

+ Da có chức năng không thấm nước

- Một bí mật thú vị về làn da là chúng không hề thẩm thấu nước. Đây là nguyên nhân khi bạn bơi lội hoặc thư giãn ngâm cơ

thể vào trong môi trường nước mà chẳng hề lo lắng nước có khả năng thấm vào cơ thể của chúng ta.

+ Trọng lượng của làn da người

- Diện tích da của mỗi người vào khoảng gần 2 mét vuông. Một người trưởng thành thường có làn da nặng khoảng 4 kg và chứa hơn 17,7 km mạch máu đi xuyên suốt cơ thể.

- Thực ra, làn da mỏng manh chúng ta vẫn nhìn thấy mới chỉ là lớp biểu bì thôi, còn ẩn dưới đó là một bộ máy "khủng" hơn nhiều.

- Phía bên dưới là lớp hạ bì – là một lớp dày và bao gồm rất nhiều mao mạch máu, các tuyến mồ hôi và các nang lông. Cộng lại, chúng ta có một hệ thống làm việc cực kỳ tinh xảo.

- Độ dày của lớp biểu bì trên cơ thể cũng khác nhau, ở mí mắt, nó là 0,05 mm, nhưng ở gan bàn chân, nó dày 1,5 mm cơ.

+ Mùi cơ thể

- Mùi cơ thể xuất phát từ một dạng biến đổi của mồ hôi - đó là một dạng chất bã nhờn được tạo thành bởi các tuyến mồ hôi tập trung hầu hết ở khu vực nách, bộ phận sinh dục và hậu môn. Bản chất mồ hôi không giống như tên gọi cho tới khi nó bị các vi khuẩn kí sinh trên da tác động và đồng hóa những hợp chất béo và tạo ra mùi khó chịu.

Làn da thải trừ tế bào liên tục

- Tầng phía trên của da bạn (stratum corneum) được cấu thành bởi nhiều tế bào, và chúng luôn thoái hóa, tạo thành lớp da chết. Làn da của con người thải bỏ đi từ 30.000 - 40.000 tế bào da chết mỗi phút vào ban ngày. Hàng năm một người thải ra tới 4 kg da chết.

Mồ hôi

- Làn da thải ra 11,3 lít mồ hôi mỗi ngày vào những ngày thời tiết nóng nực. Các bộ phận không bị đổ mồ hôi là phần da dưới móng tay móng chân, viền môi, lớp da bao phủ dương vật.

Số lượng lớn tế bào da

- Con người có 300 triệu tế bào da, tương ứng với hơn 15.000 tế bào da/1 centimet vuông của cơ thể. Các xung điện di chuyển trong những tế bào da với tốc độ trên 400 km/h.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao da ta luôn mềm mại khi bị ướt không ngấm nước?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm