Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ý nghĩa của hoạt động co cơ

Ý nghĩa của hoạt động co cơ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

  1. Giúp cơ thể di chuyển
  2. Giúp cơ thể vận động
  3. Con người lao động được
  4. Cả A, B và C đều đúng

Trả lời :

Đáp án đúng: D. Cả A, B và C đều đúng

1. Co cơ là gì?

- Co cơ là hiện tượng các cơ trong cơ thể co hoặc giãn dưới các tác động khác nhau của các dạng năng lượng sinh hóa cơ học trong cơ thể con người hoặc động vật. Quá trình co cơ này liên quan mật thiết tới việc tìm hiểu nguyên lý vận động của hệ thống cơ của các đối tượng động vật hoặc con người.

- Tình trạng co thắt cơ bắp có thể xảy ra ở bất kì phần cơ nào trên cơ thể, bao gồm cơ xương, cơ bắp vế, cơ lưng, cơ bàn tay. Bạn cảm thấy đau hay nhức mỏi một hay nhiều nhóm cơ trên cơ thể. Nó có thể liên quan đến dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương và các cơ quan.

- Hiện nay, rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới tìm ra các phương pháp khác nhau để tìm hiểu các cơ cấu phân tử của quá trình co cơ bởi đây là nền tảng cơ sở để giải thích các hiện tượng khác. Các nghiên cứu này có thể được thực hiện bằng một số cách sau:

+ Nghiên cứu trực tiếp trên cơ thể toàn vẹn.

+ Nghiên cứu một cơ quan bằng cách tách rời cơ quan hoặc bộ phận ra khỏi mối liên hệ thần kinh với cơ thể toàn vẹn nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi dưỡng thông qua các mạch máu.

+ Có thể nghiên cứu bằng cách tách rời một cơ quan, cơ thể hoặc tế bào ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ giống như trong môi trường cơ thể động vật hoặc cơ thể người.

- Với 3 phương pháp thực nghiệm trên kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ đo lường điện tử và quan sát khác nhau và việc thay đổi các tác nhân tác động về cơ học, lý học, hóa học, các điều kiện về môi trường,... các nhà nghiên cứu có thể quan sát được các hoạt động chức năng, những thay đổi chức năng của các cấu trúc cơ trong cơ thể nhằm từ đó tìm hiểu được các cơ chế hoạt động, các ưu điểm, nhược điểm của các tác động và đưa ra các kiến giải hợp lý cho các quá trình thay đổi đó.

2. Nguyên nhân co cơ

Đây là tình trạng cơ co rút không theo chủ ý, bắt nguồn từ sự thiếu nước, cơ làm việc quá tải, hay do thiếu hoàn toàn các chất điện giải cần thiết. Tình trạng này cũng xảy ra khi dây thần kinh bị kích ứng.

- Căng cơ ở một hoặc nhiều khu vực.

- Vận động quá mức trong quá trình hoạt động thể chất

- Làm tổn thương cơ bắp khi tham gia vào một công việc nặng nhọc hoặc chơi thể thao

- Không khởi động, làm ấm cơ thể trước và hạ nhiệt sau khi vận động

- Không cung cấp máu đầy đủ: Các động mạch đưa máu đến chân bị hẹp có thể dẫn đến tình trạng đau giống như bị chuột rút. Tình trạng co cứng cơ này sẽ gây ra biến chứng chèn ép dây thần kinh cột sống hoặc gây ra chuột rút ở chân. Nếu người bệnh càng đi bộ nhiều, thì tình trạng đau sẽ càng gia tăng. Để cải thiện tình trạng nên đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước để trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.

3. Điều trị co cứng cơ

- Để điều trị cơ cứng cơ, việc kéo căng cơ thích hợp rất quan trọng trong thời gian phục hồi chức năng sau tổn thương neuron vận động trung ương và điều trị tiếp theo cho người bệnh. Mục đích của việc này là ngăn chặn sự co rút của cơ và khớp.

- Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng quan trọng trong điều trị co cứng cơ, tuy nhiên việc điều trị có thể sẽ làm tăng triệu chứng liệt vận động, nguyên nhân của triệu chứng liệt vận động là do sự tăng trương lực cơ duỗi có tác dụng hỗ trợ cho chi liệt ở các bệnh nhân. Các thuốc điều trị đó bao gồm:

+ Thuốc Dantrolence: Cơ chế của thuốc này là làm yếu cơ co cứng do ảnh hưởng đến vai trò của canxi. Tuy nhiên khi dùng thuốc này thì tránh những người bệnh có chức năng hô hấp kém hoặc bị bệnh cơ tim rất nặng. Liều điều trị thuốc Dantrolence khởi đầu là 25mg/ngày/ 1 lần). Sau 3 ngày tăng liều thêm 25mg, nhưng việc này sẽ tùy theo sự dung nạp thuốc của người bệnh, có thể dùng tối đa là 100mg (ngày 4 lần). Tác dụng phụ của thuốc Dantrolence là tiêu chảy, buồn nôn, yếu chi, rối loạn chức năng gan, chóng mặt và ảo giác.

+ Thuốc Baclofen: Đây là thuốc có tác dụng điều trị các co cứng nếu nguyên nhân và nguồn gốc tủy hoặc đau do co cứng cơ gấp, cơ duỗi. Liều tối đa khi sử dụng thuốc Baclofen là 80mg/ngày; liều bắt đầu điều trị là 5mg hoặc 10mg, sử dụng ngày 2 lần. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Baclofen là rối loạn dạ dày/ruột, cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, lú lẫn, ảo giác.

+ Thuốc Diazepam: Loại thuốc này có thể hạn chế tình trạng co cứng của cơ. Cơ chế của thuốc này là do thuốc tác dụng lên neuron trung gian ở tủy và trung tâm trên tủy. Tuy nhiên điểm hạn chế của thuốc này là liều điều trị thường dung nạp kém và khác nhau ở từng người bệnh.

+ Thuốc Tizanidin, thuốc đồng vận α 2 tiết adrenalin cũng có hiệu quả tương tự như các thuốc trên, tuy nhiên ưu điểm của loại thuốc này là dung nạp tốt hơn. Liều sử dụng thuốc này là hàng ngày tăng dần, liều tối đa là 8mg với ngày 3 lần. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh thường mệt mỏi, khô miệng, hạ huyết áp.

+ Để khu vực đau nhức nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

+ Sử dụng thuốc giảm đau phổ biến như paracetamol, ibuprofen

+ Chườm đá lên khu vực đau nhức để giảm đau và viêm

* Lưu ý, bạn nên chườm lạnh trong vòng 1-3 ngày sau khi bị căng cơ hoặc bong gân, sau đó chườm ấm lên vùng còn đau nhức sau 3 ngày đầu.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ý nghĩa của hoạt động co cơ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm