Dung tích phổi khi hít vào thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
VnDoc xin giới thiệu bài Dung tích phổi khi hít vào thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Dung tích phổi khi hít vào thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu hỏi: Dung tích phổi khi hít vào thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trả lời:
Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Tầm vóc
+ Giới tính
+ Lứa tuổi
+ Tình trạng sức khỏe
+ Sự tập luyện
1. Thông khí ở phổi
Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào.
- Ý nghĩa: Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
- Bản chất: Là cử động hô hấp
* Cử động hô hấp
- Cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra
Cử động hô hấp | Hoạt động của các cơ hô hấp | Vai trò các cơ hô hấp | Thể tích lồng ngực |
Hít vào | - Cơ liên sườn ngoài co - Cơ hoành co | - Nâng sườn lên, lồng ngực rộng về 2 bên và phía trước - Mở rộng lồng ngực phía dưới | Tăng |
Thở ra | - Cơ liên sườn ngoài giãn - Cơ hoành giãn | - Hạ sườn và thu lồng ngực về vị trí cũ | Giảm |
- Vai trò của các cơ quan hô hấp trong cử động hô hấp
+ Khi cơ hô hấp co (giãn) -> thể tích lồng ngực tăng (giảm) -> gây ra cử động hít vào (thở ra)
* Dung tích khí
- Khí lưu thông: 500ml
- Dung tích sống (khí lưu thông khi thở ra gắng sức): 3400 – 4800ml
- Dung tích sống thay đổi tùy theo:
+ Giới tính
+ Tuổi
+ Tầm vóc
+ Tình trạng sức khỏe
+ Sự luyện tập
=> Luyện tập thể dục thể thao và thở sâu để tăng dung tích sống
- Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút
2. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
a/. Sự trao đổi khí ở phổi
Sự trao đổi khí ở phổi: Nồng độ oxy trong phế nang cao hơn và nồng độ khí cacbonic trong phế nang thấp hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có ở trong máu của các mao mạch phổi.--> Oxy khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
Sự trao đổi khí được diễn ra trên bề mặt hô hấp. Ở người có khoảng 700 triệu phế bào với diện tích chung là 120m2 ở nữ và 130m2 ở nam. Lớp mô bì của phế bào rất mỏng khoảng 0,007 mm (0,7µm). Diện tích chung của mao mạch tiếp xúc với phế bào rất lớn, khoảng 6000 m2.
Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế nang.
Từ phân tích thành phần khí, người ta xác định được phân áp (áp suất riêng) của O2 và CO2 của không khí trong phế nang và trong máu tĩnh mạch đến phổi, trong máu động mạch đến mô và trong mô.
Phân áp O2 trong phế nang cao hơn trong mao mạch phổi nên theo quy luật khuếch tán thẩm thấu, O2 hoà tan trong lớp thành ẩm ướt của phế nang được khuếch tán qua lớp biểu mô và thành mao mạch phổi để vào máu. Còn phân áp CO2 trong mao mạch phổi lại cao hơn trong phế nang, nên CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang. Sau khi vào mao mạch, O2 kết hợp với Hb, biến máu từ đỏ thẫm (nghèo O2) thành máu đỏ tươi (giàu O2) để vận chuyển về tim, rồi từ đó đến các bộ phận cơ thể.
Tốc độ khuếch tán của CO2 nhanh gấp 25 lần so với O2.
Ở phổi, do áp suất CO2 thấp nên KHCO3 giải phóng thành H2CO3 ; H2CO3 bị thuỷ phân thành H2O và CO2.
Cùng với sự thuỷ phân nhanh của H2CO3, CO2 cùng hơi nước khuếch tán ra ngoài phế nang và cuối cùng được thoát ra ngoài.
b/ Sự trao đổi khí ở tế bào:
Nồng độ oxy trong tế bào thấp hơn và nồng độ cacbonic trong tế báo cao hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có trong máu của các mao mạch tế bào.--> Oxy Khuếch tán từ máu vào tế bào và cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu.
Hệ tuần hoàn lấy O2 từ các phế nang để vận chuyển tới tế bào và lấy CO2 từ tế bào tới phổi để hệ hô hấp thải ra ngoài.
Hai chu trình luân phiên nhau, liên tục. Nếu một trong hai ngừng thì cơ thể không tồn tại. Không có trao đổi khí ở tế bào thì cơ thể không cần nhu cầu lấy O2 (vì thực chất tế bào là nơi chi dùng dinh dưỡng,O2 và là nơi tạo ra các sản phẩm phân hủy như CO2, các chất thải mà tế bào không xài thì O2 dư nên cơ thể không có nhu cầu lấy thêm; mặt khác quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng ngay bên trong tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động) mà như vậy thì các chất dinh dưỡng sẽ không được oxi hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng) do đó không có năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ở mô, các tế bào luôn xảy ra quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ, nên hàm lượng O2 thấp hơn và hàm lượng CO2 cao hơn nhiều so với trong máu động mạch đến mô.
Chất khí khuếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp. Sự chênh lệch phân áp của mỗi nơi sẽ qui định chiều di chuyển của chất khí.
Ở bảng trên, ta thấy phân áp O2 trong động mạch đến mô cao hơn ở bào chất, nên O2 khuếch tán từ máu động mạch sang bào chất của mô. Còn CO2 lại khuếch tán từ bào chất sang máu động mạch cho đến khi cân bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Kết quả làm máu từ đỏ tươi (giàu O2) thành máu đỏ thẫm (giàu CO2), theo tĩnh mạch về tim.
Do áp suất CO2 rất cao, nên CO2 khuếch tán qua màng tế bào hồng cầu, CO2 kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 nhờ chất xúc tác cacbonidraza trong hồng cầu. Sau đó H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3-, HCO3- lại khuếch tán ra ngoài huyết tương và kết hợp với Na+ tạo thành NaHCO3, rồi thành KHCO3
--------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Dung tích phổi khi hít vào thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.