Cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 ĐÚNG CHUẨN

Luyện cho con viết chữ đẹp trước khi vào lớp 1 không khó như nhiều chị em vẫn tưởng. Tuy nhiên, để cho con có được nét chữ đẹp, cha mẹ lại cần phải đặt nền móng ngay từ ban đầu. Bước vào lớp 1 là lúc con bắt đầu hành trình luyện viết thú vị nhưng cũng nhiều thách thức. Do đó, việc cha mẹ nắm được cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1, đồng hành cùng con là điều cần thiết.

1. Cách dạy con cầm bút và tư thế ngồi đúng chuẩn khi vào lớp 1

Để con có nét chữ đẹp, ba mẹ cần dành thời gian hướng dẫn con và tạo nền móng ngay từ những bước đầu tiên. Tư thế ngồi đúng và cách cầm bút chuẩn là điều đầu tiên con cần học.

Dạy con tư thế ngồi chuẩn

Tư thế đúng sẽ giúp con thoải mái hơn khi luyện viết, không bị mỏi cổ, mỏi vai. Đặc biệt, phần cột sống và thị lực của con được bảo vệ, tránh tình trạng cong vẹo cột sống hoặc bị cận thị do sai tư thế khi luyện viết trong thời gian dài.

Cách dạy con cầm bút và tư thế ngồi đúng chuẩn khi vào lớp 1

Bàn học thông minh có thể điều chỉnh chiều cao phù hợp với vóc dáng của mỗi bé

  • Tư thế ngồi: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn. Vai thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm. Bé nên cầm bút tay phải; tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch, tay phải cầm bút, hai chân để song song, thoải mái..
  • Mặt bàn rộng rãi: Để có tư thế ngồi đúng, cha mẹ cũng cần quan tâm đến yếu tố ngoại cảnh xung quanh. Mặt bàn cần gọn gàng, thoáng rộng để bé ngồi thoải mái, không bị vướng víu, gò bó.
  • Chiều cao của bé khi ngồi: bố mẹ nên lựa chọn bàn hoặc điều chỉnh độ cao của bàn phù hợp với chiều cao của bé. Khi ngồi, phần ngực của bé ngang với mặt bàn là hợp lý, khuỷu tay vuông góc với mặt bàn.

Cách dạy con cầm bút và tư thế ngồi đúng chuẩn khi vào lớp 1

Bảng kích thước chiều cao bàn, ghế phù hợp với từng độ tuổi của bé

Cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 bắt đầu bằng việc cầm bút chuẩn

Khi mới tập viết, con có thể bị đau tay và ra mồ hôi nhiều do chưa kiểm soát được lực cầm bút. Do đó, việc hướng dẫn con cầm bút đúng có thể giảm thiểu tối đa tình trạng này xảy ra.

  • Cầm bút bằng 3 ngón tay: Bút nên được cầm bằng 3 ngón là ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2cm; Cầm bút với độ vừa phải, không chặt quá hay lỏng quá. Trong đó ngón cái và ngón trỏ dùng để cố định thân bút, ngón giữa ở dưới để đỡ bút.
  • Độ nghiêng của bút: Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, cổ tay thẳng. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ
  • Cách đặt vở: Để vở ngay ngắn trước mặt (nếu viết chữ đứng); hoặc hơi nghiêng (150 so với mặt bàn).
  • Điều khiển bút: Điều khiển bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút nhẹ nhàng theo chiều ngang.

Dạy con cách rê bút

Khi mới luyện viết, các bé có xu hướng rê bút bị quá tay do không kiểm soát được lực ở cổ tay. Do đó, tình trạng thừa nét thường xuyên xảy ra. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý và hướng dẫn con kỹ lưỡng phần này.

  • Định nghĩa: Rê bút tức là có hành động lướt nhẹ đầu bút nhưng vẫn đảm bảo chạm vào mặt giấy. Nói cách khác, cha mẹ cần dạy con cách viết liền mạch, không được nhấc đầu bút khi viết.
  • Cách rê bút: Có thể con đã được học cách cầm bút tô vẽ tại bậc mẫu giáo. Tuy nhiên, với bút máy, ba mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn con rê bút với lực tay phù hợp. Lý do của việc này đó là bút máy với các loại bút khác như bút chì, bút màu… có trọng lượng khác nhau.

Dạy con cách lia bút

Tương tự cách rê bút, khi mới viết, việc không làm chủ lực đạo cổ tay của các bé thường xuyên diễn ra. Đồng thời, các bé cũng bị lúng túng trong việc đặt bút, dừng bút do thói quen viết chữ theo cảm tính trước đó.

  • Định nghĩa: Lia bút nghĩa là dịch chuyển đầu bút từ điểm này sang điểm khác. Lúc này, cần nhấc bút lên, tạo một khoảng cách nhất định với mặt giấy trước khi hạ bút viết đường tiếp theo.
  • Cách lia bút: Ba mẹ cần hướng dẫn con cách nhấc nhẹ đầu bút để trẻ không nhấc cả cổ tay. Lúc đầu, ba mẹ nên cầm tay, hướng dẫn bé tập lia bút. Sau khi bé đã quen dần với việc này, bạn có thể để bé tự lia bút và điều chỉnh dần dần.

2. Cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 theo trình tự đơn giản, hiệu quả

Các con chữ được cấu tạo từ các nét cơ bản khác nhau. Đồng thời, mỗi chữ lại có điểm đặt bút, dừng bút khác nhau. Vì vậy, việc dạy bé viết theo trình tự sẽ giúp bé có được nền móng vững chắc, dần dần rèn luyện để viết chữ đẹp hơn.

2.1. Cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 các nét cơ bản

Đầu tiên, ba mẹ cần hướng dẫn bé tập viết những nét cơ bản từ việc nhận biết và phân biệt được tên gọi, cấu tạo rồi đến cách viết từng nét cơ bản. Các nét cơ bản cho bé tập viết chữ lớp 1 bao gồm:

  • Nét thẳng: Thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên
  • Nét cong: Cong kín, cong hở (gồm cong phải + cong trái)
  • Nét móc: Móc xuôi (móc trái), móc ngược (móc phải), móc hai đầu
  • Nét khuyết: Khuyết xuôi, khuyết ngược
  • Nét hất và nét ghi dấu phụ:
    • Nét gãy (trên đầu các chữ cái â, ê, ô): Tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái - phải)/còn gọi là “dấu mũ”.
    • Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ cái ă): Dấu mũ của chữ “ă”.
    • Nét râu (ở các chữ cái ơ, ư): Dấu của chữ “ơ”, “ư”.
    • Nét chấm (trên đầu chữ cái i): Dấu chấm của chữ “i”.
    • Nét vòng (nét xoắn, nét thắt): Dùng cho các chữ k, b, v, r, s…

Mẫu chữ cho trẻ vào lớp 1 cơ bản

Mẫu chữ cho trẻ vào lớp 1 cơ bản

2.2. Dạy bé cách xác định điểm đặt bút và điểm dừng bút

Sau khi con đã nắm được các nét cơ bản, ba mẹ cần hướng dẫn để con hiểu về điểm đặt bút và dừng bút. Việc này giúp cho việc nối các nét thành chữ cái dễ dàng hơn, đặc biệt khi con luyện viết nét thanh nét đậm sẽ tạo ra độ thanh thoát cho con chữ. Ba mẹ cần giải thích cho con hiểu:

  • Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ.
  • Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ đa số điểm kết thúc ở 1/2 ô li.

Lưu ý: Riêng đối với con chữ o vì là nét cong tròn khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút.

2.3. Cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 theo từng nhóm chữ cụ thể

Thông thường, chữ viết được chia ra các nhóm cụ thể tương đồng nhau. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn con dần dần để đảm bảo bé viết tốt ở từng nhóm chữ.

Nhóm 1: Gồm 8 chữ cái: i, u, ư, t, n, m, v, r

  • Đặc điểm cơ bản của nhóm 1:
    • Hầu hết các chữ cái ở nhóm 1 đều có chiều cao 1 đơn vị (ĐV) - (riêng chữ cái t cao 1,5 ĐV); bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 ĐV (riêng chữ cái m rộng 1,5 ĐV).
    • Chữ cái ở nhóm này thường được cấu tạo bởi các nét móc (móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu). Khi luyện viết chữ, hai nét móc xuôi và móc hai đầu cần được chú trọng vì chúng khó viết hơn nét móc ngược; 4 chữ cái n, m, v, r cần được luyện tập nhiều lần để nét viết mềm mại, đẹp mắt.
  • Các lỗi dễ mắc:
    • Nét móc hay bị đổ nghiêng
    • Phần đầu hoặc cuối nét móc bị choãi ra.
    • Nối hoặc kết hợp 2 nét cơ bản trong chữ viết chưa thật chuẩn, dễ biến dạng hình chữ (VD: m, v, r)
  • Cách khắc phục: HS luyện viết thật tốt nét móc (theo thứ tự: móc trái – móc phải – móc hai đầu); khi viết, cần chú ý điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối.

Nhóm 2: Gồm 6 chữ cái: l, b, h, k, y, p

  • Đặc điểm cơ bản của nhóm 2:
    • Các chữ cái ở nhóm 2 thường có chiều cao 2,5 ĐV (riêng chữ cái p cao 2 ĐV), bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 ĐV.
    • Về cấu tạo, chữ cái ở nhóm này thường có nét khuyết (khuyết xuôi, khuyết ngược), có những điểm gần gũi với chữ cái ở nhóm 1 (VD : Nửa dưới của chữ b giống chữ v, nửa dưới của chữ h giống chữ n, nửa trên của chữ y giống chữ u,…).
    • Khi luyện viết chữ, hai nét khuyết xuôi và khuyết ngược đều cần được chú trọng; tập trung luyện viết cho đẹp 4 chữ cái l, b, h, k (chú ý tạo vòng xoắn ở chữ b và chữ k vừa phải, hợp lí trong hình chữ).
  • Các lỗi dễ mắc:
    • Hay viết sai điểm giao nhau của nét khuyết;
    • Chữ viết chưa thẳng (nhất là chữ có nét khuyết ngược: y), dễ bị nghiêng hoặc khó kết hợp nét chữ (VD: k).
  • Cách khắc phục: Trước tiên, cho HS luyện viết nét khuyết (xuôi, ngược) theo mẫu, chú ý điều khiển Chú ý luyện viết các chữ được phối hợp 2, 3 nét cơ bản (b, h, k,…), giữ vững đầu bút để điều khiển chính xác, không run tay.

Nhóm 3: Gồm 15 chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s

  • Đặc điểm cơ bản của nhóm 3:
    • Các chữ cái ở nhóm 3 có 3 loại độ cao khác nhau song đa số vẫn là các chữ cái có chiều cao 1 ĐV (10/15 chữ cái), các chữ cái d, đ, q cao 2 ĐV, chữ cái g cao 2,5 ĐV (riêng chữ cái s cao 1,25 ĐV).
    • Bề rộng cơ bản của hầu hết các chữ cái trong nhóm 3 là 3/4 ĐV (riêng chữ s rộng 1 ĐV, chữ x rộng tới 1,5 ĐV).
    • Nhóm chữ này thường được cấu tạo bởi các nét cong (cong kín, cong hở), trong đó nét cong kín (chữ o) có mặt ở 10 chữ cái, tạo sự liên hệ gần gũi về hình dạng giữa các chữ.
    • Do vậy, muốn luyện viết đẹp các chữ cái ở nhóm 3, phải tập trung luyện viết thật tốt chữ o (từ chữ o, dễ dàng chuyển sang viết các chữ ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, dễ tạo được các nét cong khác để viết được các chữ còn lại).
  • Các lỗi dễ mắc: HS thường mắc lỗi viết chữ o với chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không tròn đều, đầu to, đầu bé, méo mó….
  • Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này, cần viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định. Giáo viên cho học sinh chấm 4 điểm vuông góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều và đẹp. Sau đó hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành chữ.

3. Gợi ý cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 giúp trẻ thích thú luyện viết

Do chuyển từ môi trường mẫu giáo sang lớp 1 nên bé có thể khó làm quen, dẫn đến việc chán nản trong việc tập tính toán cũng như luyện viết. Bé sẽ có dấu hiệu né tránh bằng cách “đánh trống lảng” sang việc khác, hiếu động, không tập trung…

Nếu gặp phải trường hợp này, ba mẹ có thể áp dụng một trong những cách sau để khơi gợi hứng thú cho bé luyện viết chữ.

  • Tặng thưởng khi con viết đẹp: Mỗi khi con viết đẹp, viết đúng hoặc hoàn thiện công việc hãy dành tặng con những lời khen, lời động viên hoặc một món quà nhỏ như kẹo, bánh, thời gian nghỉ ngơi…
  • Kiên nhẫn và luôn dành lời khuyên cho con: Ba mẹ tuyệt đối không nên quát mắng hoặc đánh con. Ngược lại, cần kiên nhẫn hỏi con về các vấn đề, khó khăn, cho con lời khuyên, đồng hành cùng con trong việc luyện chữ. Điều này sẽ giúp trẻ không cảm thấy sợ hãi trong quá trình luyện viết chữ.
  • Tạo không gian học tập hứng khởi: Ba mẹ hãy chú ý chuẩn bị cho con khu học tập yên tĩnh, thoáng mát và có thể trang trí bởi các hình ảnh bảng chữ cái ngộ nghĩnh.
  • Chuẩn bị đồ dùng học tập đáng yêu: Ba mẹ có thể chọn những chiếc bút Hồng Hà với các màu sắc bắt mắt, hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, tạo cảm giác thích thú cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm cả những quyển vở dễ thương, cặp sách đáng yêu… cho bé.

4. Bộ quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp

Qui tắc 1: Cầm bút đúng cách

  • Cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên thân bút. Ngón giữa để ở dưới để đỡ bút.
  • Bút nghiêng về phía bên vai phải một ngóc 60 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ
  • Lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng
  • Khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5cm

Bộ quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp

Cha mẹ thấy con cầm bút sai phải kịp thời sửa chữa, kiên nhẫn chứ không được trách mắng hay doạ đánh vào tay, phạt trẻ. Điều này sẽ khiến các bé gặp áp lực, sợ hãi trong việc cầm bút. Thói quen cầm bút đúng sẽ giúp trẻ viết chữ đẹp hơn, gọn gàng, đúng chuẩn.

Qui tắc 2: Tư thế đúng cách

Tư thế viết đúng cách không chỉ giúp viết chữ đẹp mà quan trọng hơn, nó có lợi cho sự phát triển bình thường của cột sống và bảo vệ thị lực cho trẻ.

Cách ngồi chuẩn sẽ là:

  • Vị trí bàn ngang, gần ngực nhưng không chạm hẳn vào ngực
  • Chân ngồi dạng có chiều rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể tập trung ở hông và đùi.
  • Lưng thẳng
  • Vòng tay rộng mở thoải mái, cái tay, cổ tay đặt trên bàn không bị vướng bới máy tính, sách, thước kẻ hay bất cứ vật dụng gì. Cố gắng không cho bé di chuyển cả cánh tay khi viết.

Qui tắc 3: Học chắc các nét cơ bản rồi mới học chữ

Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản: bao gồm nét thẳng (2 ly, 4 ly) nét xiên, nét móc., nét cong (cong trái, cong phải, cong kín).

Bộ quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp

Qui tắc 4: Mỗi ngày đều phải dành thời gian luyện chữ

Nét chữ cũng như nết người, nếu không lặp đi lặp lại thì sẽ rất dễ quên. Vậy nhưng nếu đã thành thói quen thì lại...khó bỏ. Thời gian đầu dạy con luyện chữ, mẹ cần nhất nhất dành thời gian mỗi ngày đều phải cùng con thực hành. Việc luyện chữ có thể chỉ cần 30 phút mỗi ngày là đủ.

Qui tắc 5: Không tạo áp lực cho con

Não bộ của bé giai đoạn này mới chỉ phát triển đủ dành cho các hoạt động tập trung ngắn hạn, vì vậy, mẹ không nên ép con luyện viết trong thời gian quá dài. Hãy để bé dần làm quen với việc luyện chữ đẹp trong thời gian phù hợp, và tăng lên từ từ. Tránh để bé "đánh rơi" hứng thú với môn này và kết quả trở nên tệ hơn.

Mẹ cũng có thể biến môn học khô khan này thành trò chơi thú vị cho trẻ, ví dụ như thi viết chữ, thi vẽ tranh các chữ cái, thi viết chữ đẹp nên trên đất, nền cát...trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều.

Cần chuẩn bị gì khi tập viết và luyện viết chữ đẹp cho bé lớp 1

Đa số các bậc phụ huynh đều cho rằng sử dụng bút, vở nào cũng được. Tuy nhiên những bước chuẩn bị ban đầu cho con tập viết đóng vai trò rất quan trọng. Sau đây là những vật dụng không thể thiếu Tôi thấy cần thiết phụ huynh nên chuẩn bị cho con.

- Bút Chì: Bắt đầu luyện viết cho trẻ chúng ta chỉ nên cho trẻ viết bút chì. Khuyến cáo chỉ nên dùng loại bút chị thông dụng là 2B và HB vì đầu ngòi mềm, không quá cứng, tốt cho quá trình luyện viết, tập tô của bé. mẫu bút chì 2B phù hợp hơn khi tay yếu và viết nhẹ. Loại nên dùng là bút chì 2B của Đức.

- Vở viết: Bước đầu tập viết, phụ huynh nên mua cho bé vở tập 4 ooly, có đường kẻ ngang và đường kẻ dọc. với tập vở này trong quá trình viết dễ dàng phát hiện và điều chỉnh độ cao, độ rộng của từng nét chữ. Đặc biệt chọn mua vở cho bé cần mua giấy có chất liệu định lượng tốt, giấy trắng, phẳng. khi tẩy sẽ không bị rách và khi bắt đầu chuyển sang dùng bút mực khi viết sẽ không bị nhòe.

- Tẩy chì: Hãy mua cho bé những loại tẩy chì có màu trắng có giá cao một chút, đừng vì sở thích hình thù ngộ nghĩnh mà mua cho bé những cục tẩy thường khi tẩy thường không sạch, ra bụi và khiến vở lem nhem, Và nhất là lựa chọ tẩy vừa với tầm tay của trẻ, Thường nên dùng loại tẩy nhỏ bằng 2 đốt ngón tay.

- Bút máy và mực: Trẻ khi học hết học kì I lớp 1 với chì, tập và tẩy, bước sang học kì II bé chuyển sang sử dụng bút mực. mẹ chú ý mua cho bé các loại bút máy có đầu ngòi nhỏ cỡ 0.5mm đầu ngòi hình hạt gạo tròn, khi viết trơn, dễ viết tạo nét đều, Khi bé quen mới chuyển sang dùng bút mài ngòi để viết nét thanh nét đậm vì đầu ngòi mài thanh đậm được mài theo thói quen của người viết nên lúc đầu viết sẽ cảm thấy hơi gai. Tránh cho bé dùng bút dạ, bút lông vì sẽ phá nét chữ của trẻ. vấn đề kèm theo bút là mực, nên sử dụng mực bơm và mực có tỉ lệ lắng cặn thấp, vì khi sử dụng mực tốt sẽ kéo dài tuổi thọ của bút và sẽ không lấm lem khi rây mực ra tay. Chúng tôi tư vấn bạn nên tìm và chọn mua mực cao cấp dành cho bút máy là mực Pelikan 4001 hoặc Pilot. Hiện nay tùy từng Trường và Sở có quy định màu mực khác nhau. Nhưng với học sinh lớp 1 thường dùng 2 màu là đen, tím.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1. Chúc các bé học tốt!

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
10 19.105
Sắp xếp theo

    Lớp 1

    Xem thêm