Cách đánh vần Tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục
Với bộ sách cải cách giáo dục mà hầu hết các trường tiểu học sử dụng. VnDoc.com xin giới thiệu tới các thầy cô, phụ huynh học sinh và các em cách đánh vần chuẩn nhất theo quy định phù hợp cho các em chuẩn bị vào lớp 1 và học sinh lớp 1. Mời tất cả mọi người cùng tham khảo.
Tổng hợp cách Đánh vần theo sách Công nghệ Giáo dục
Cách đánh vần Tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục
Câu 1. Âm và chữ trong Công nghệ Giáo dục
Âm | Chữ | Âm | Chữ |
/a/ | a | /o/ | o |
/bờ/ | b | /ô/ | ô |
/cờ/ | c, k (ca), q (cu) | /ơ/ | ơ |
/chờ/ | ch | /pờ/ | p |
/dờ/ | d | /phờ/ | ph |
/đờ/ | đ | /rờ/ | r |
/e/ | e | /sờ/ | s |
/ê/ | ê | /u/ | u |
/gờ/ | g, gh (gờ kép) | /ư/ | ư |
/giờ/ | gi | /tờ/ | t |
/hờ/ | h | /thờ/ | th |
/i/ | i, y | /trờ/ | tr |
/khờ/ | kh | /vờ/ | v |
/lờ/ | l | /xờ/ | x |
/mờ/ | m | /ia/ | iê, ia, yê, ya |
/nờ/ | n | /ua/ | uô, ua |
/ngờ/ | ng, ngh (ngờ kép) | /ươ/ | ươ, ưa |
/nhờ/ | nh |
Trong Công nghệ Giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:
- Âm là Vật thật, là âm thanh.
- Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm.
Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1: 1 giữa âm và chữ.
- Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, l, m,...)
Lưu ý: Theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 chữ nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ/ được ghi lại bằng 1 chữ ch (chữ: chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.
- Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.
Ví dụ : Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép)
Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c (cờ), k (ca) và q (cu)
Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya
Câu 2. Cách đánh vần trong Công nghệ Giáo dục
2.1. Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục
- Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ
Ví dụ: ca: /cờ/ - /a/ - ca/ ke: /cờ/ - /e/ - /ke/ quê: /cờ/ - /uê/ - /quê/
(Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u)
- Đánh vần theo cơ chế 2 bước:
+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần)
Ví dụ: ba: /bờ/ - /a/ - /ba/
+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)
Ví dụ: bà: /ba/ - huyền - /bà/
Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.
2.2. Lưu ý
Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại :
Cách 1.
- Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ - huyền - bà.
- Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ - a - ba → ba - huyền - bà.
Cách 2.
Đưa tiếng /bà/ vào mô hình phân tích tiếng:
Học sinh phân tích rồi đọc cả tiếng thanh ngang, sau đó thêm thanh vào để được tiếng có thanh: /ba/ - huyền - bà.
Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ - a - ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà/.
2.3. Một số ví dụ cụ thể
Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: phần đầu - phần vần - phần thanh.
Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm - Âm chính - Âm cuối.
Học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được học 4 kiểu vần:
Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè,...
Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,...
Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,...
Vần có đủ âm đệm - âm chính - âm cuối, ví dụ: quên, hoàng,...
Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.
VD1. Tiếng chỉ có âm chính: y
ý: /y/ - sắc - /ý/
VD2. Tiếng có âm đầu và âm chính:
Che: /chờ/ - /e/ - /che/
Chẻ: /che/ - hỏi - /chẻ/
VD3. Tiếng có âm đệm - âm chính:
Uy: /u/ - /y/ - /uy/
Uỷ: /uy/ - hỏi - /uỷ/
VD4. Tiếng có âm đầu - âm đệm - âm chính:
Hoa: /hờ/ - /oa/ - /hoa/
Quy: /cờ/ - /uy/ - /quy/
Quý: /quy/ - sắc - /quý/
VD5. Tiếng có âm chính - âm cuối:
Em: /e/ - /mờ/ - /em/
Yên: /ia/ - /nờ/ - /yên/
Yến: /yên/ - /sắc/ - /yến/
VD6. Tiếng có âm đầu - âm chính - âm cuối:
Sang: /sờ/ - /ang/ - /sang/
Sáng: /sang/ - sắc - /sáng/
Mát : /mát/ - sắc - /mát/
VD7. Tiếng có âm đệm - âm chính - âm cuối:
Oan: /o/ - /an/ - /oan/
Uyên: /u/ - /iên/ - /uyên/
Uyển: /uyên/ - /hỏi/ - /uyển/
VD8. Tiếng có đủ âm đầu - âm đệm - âm chính - âm cuối:
Quang: /cờ/ - /oang/ - /quang/
Quảng: /quang/ - hỏi - /quảng/
Để nắm được các âm trong Tiếng Việt, biết cách dùng chữ ghi âm, đánh vần Tiếng, học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được hướng dẫn học theo Quy trình cụ thể, chi tiết. Tất cả những gì học sinh đã học sẽ là phương tiện để học sinh học những điều mới, đảm bảo học sinh học đến đâu chắc đến đấy. Do đó, trong Công nghệ Giáo dục có sự tổ chức và kiểm soát chặt chẽ quá trình học và sản phẩm của học sinh, kể cả cách đánh vần.
BẢNG ÂM VẦN theo chương trình GDCN và cách đánh vần mẫu
Vần | Cách đọc | Vần | Cách đọc |
gì | gì – gi huyền gì | uôm | uôm – ua – m - uôm |
iê, yê, ya | đều đọc là ia | uôt | uôt – ua – t - uôt |
uô | đọc là ua | uôc | uôc – ua – c - uôc |
ươ | đọc là ưa | uông | uông – ua – ng - uông |
iêu | iêu – ia – u – iêu | ươi | ươi – ưa – i - ươi |
yêu | yêu – ia – u – yêu | ươn | ươn – ưa – n - ươn |
iên | iên – ia – n - iên | ương | ương - ưa – ng - ương |
yên | yên – ia – n – yên | ươm | ươm – ưa – m - ươm |
iêt | iêt – ia – t – iêt | ươc | ươc – ưa – c – ươc |
iêc | iêc – ia – c – iêc | ươp | ươp – ưa – p - ươp |
iêp | iêp – ia – p – iêp | oai | oai – o- ai- oai |
yêm | yêm – ia – m – yêm | oay | oay – o – ay - oay |
iêng | iêng – ia – ng - iêng | oan | oan – o – an - oan |
uôi | uôi – ua – i – uôi | oăn | oăn – o – ăn - oăn |
uôn | uôn – ua – n – uôn | oang | oang – o – ang - oang |
uyên | uyên – u – yên - uyên | oăng | oăng – o – ăng - oăng |
uych | uych – u – ych - uych | oanh | oanh – o – anh - oanh |
uynh | uynh – u – ynh – uynh | oach | oach – o – ach - oach |
uyêt | uyêt - u – yêt – uyêt | oat | oat - o – at - oat |
uya | uya – u – ya – uya | oăt | oăt – o – ăt – oăt |
uyt | uyt – u – yt – uyt | uân | uân – u – ân – uân |
oi | oi – o – i - oi | uât | uât – u – ât – uât |
Tiếng | Cách đọc | Ghi chú |
Dơ | Dờ - ơ – dơ | |
Giơ | Giờ - ơ – dơ | Đọc là “dờ” nhưng có tiếng gió. |
Giờ | Giơ – huyền – giờ | Đọc là “dờ” nhưng có tiếng gió. |
Rô | Rờ - ô – rô | |
Kinh | Cờ - inh – kinh | |
Quynh | Cờ - uynh - quynh | |
Qua | Cờ - oa - qua | |
Quê | Cờ - uê - quê | |
Quyết | Cờ - uyêt – quyêt Quyêt – sắc quyết | |
Bà | Bờ - a ba, Ba – huyền - bà | |
Mướp | ưa - p - ươp Mươp - sắc - mướp | (Nếu các con chưa biết đánh vần ươp thì mới phải đánh vần từ ưa - p - ươp) |
Bướm | ưa - m - ươm Bươm - sắc - bướm | |
Bướng | bờ - ương – bương Bương – sắc – bướng | |
Khoai | Khờ - oai - khoai | |
Khoái | Khờ - oai – khoai Khoai – sắc - khoái | |
Thuốc | Ua – cờ- uốc Thuôc – sắc – thuốc | |
Mười | Ưa – i – ươi- Mươi - huyền - mười | |
Buồm | Ua – mờ - uôm Buôm – huyền – buồm. | |
Buộc | Ua – cờ - uôc Buôc – nặng – buộc | |
Suốt | Ua – tờ - uôt – suôt Suôt – sắc – suốt | |
Quần | U – ân – uân Quân – huyền – quần. | |
Tiệc | Ia – cờ - iêc Tiêc – nặng – tiệc. | |
Thiệp | Ia – pờ - iêp Thiêp – nặng – thiệp | |
Buồn | Ua – nờ - uôn – buôn Buôn – huyền – buồn. | |
Bưởi | Ưa – i – ươi – bươi Bươi – hỏi – bưởi. | |
Chuối | Ua – i – uôi – chuôi Chuôi – sắc – chuối. | |
Chiềng | Ia – ngờ - iêng – chiêng Chiêng – huyền – chiềng. | |
Giềng | Ia – ngờ - iêng – giêng Giêng – huyền – giềng | Đọc gi là “dờ” nhưng có tiếng gió |
Huấn | U – ân – uân – huân Huân – sắc – huấn. | |
Quắt | o – ăt – oăt – cờ - oăt – quăt. Quăt – sắc – quắt | |
Huỳnh | u – ynh – uynh – huynh huynh – huyền – huỳnh | |
Xoắn | O – ăn – oăn – xoăn Xoăn – sắc – xoắn | |
Thuyền | U – yên – uyên – thuyên Thuyên – huyền – thuyền. | |
Quăng | O – ăn – oăng – cờ - oăng – quăng. | |
Chiếp | ia – p – iêp – chiêp Chiêm – sắc – chiếp | |
Huỵch | u – ych – uych – huych huych – nặng – huỵch. | |
Xiếc | ia – c – iêc – xiêc xiêc – sắc – xiếc |
Ngoài tài liệu trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Tiếng Việt lớp 1 đầy đủ, để học tốt môn Tiếng Việt hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.
Các bé học sinh mới bước vào lớp 1 sẽ gặp khó khăn trong việc là quen với bảng âm vần tiếng Việt cũng như bảng âm tiết. VnDoc hiểu được điều này và đã tổng hợp mẫu bảng và cách đánh vần tiếng việt lớp 1 mới nhất để các phụ huynh tham khảo.