Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án tập huấn môn Ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều

Tập huấn môn Ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều

Đáp án tập huấn môn Ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều là phần câu hỏi và đáp án Trắc nghiệm giúp thầy cô giáo tham khảo, hoàn thành tập huấn Chương trình bồi dưỡng giáo viên của mình và chuẩn bị hiệu quả cho các bài học bộ sách Cánh Diều.

>> Chuyên mục sách mới: Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Tập huấn môn Ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều bao gồm 30 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có đáp án tương ứng cho các thầy cô tham khảo so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau chương trình bồi dưỡng.

Đáp án Trắc nghiệm tập huấn môn Ngữ văn lớp 6 sách Cánh Diều

Câu 1: Ý nào không phải là nguyên tắc biên soạn SGK Ngữ văn 6 Cánh Diều?

A. Bám sát chương trình môn Ngữ văn mới (2018)
B. Bám sát bài học trong sách giáo khoa hiện hành
C. Bám sát đối tượng học sinh ở trung học sơ sở
D. Tạo điều kiện để đổi mới cách dạy và cách học

Đáp án B

Câu 2: Cấu trúc của SGK Ngữ văn 6 Cánh Diều là:

A. Bài mở đầu – Phần phụ lục – 10 bài học chính – Bài ôn tập
B. Bài mở đầu – 10 bài học chính – Phần phụ lục – Bài ôn tập
C. Bài mở đầu – 10 bài học chính – Bài ôn tập – Phần phụ lục
D. Bài mở đầu – Bài ôn tập – 10 bài học chính – Phần phụ lục

 Đáp án C

Câu 3: Phần phụ lục sách Ngữ văn 6 Cánh Diều không gồm những nội dung gì?

A. Sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói- nghe
B. Bảng tra cứu từ Hán – Việt thông dụng
C. Bảng tra cứu từ ngữ và tên người nước ngoài
D. Ôn tập và kiểm tra đánh giá cuối kì 1 và 2

 Đáp án D

Câu 4: Các bài học trong SGK 6 Cánh Diều (tập 1) lần lượt là:

A. Truyện – Thơ – Kí – Văn bản nghị luận – Văn bản thông tin
B. Truyện – Kí – Thơ – Văn bản nghị luận – Văn bản thông tin
C. Thơ – Kí – Truyện – Văn bản thông tin – Văn bản nghị luận
D. Thơ – Truyện – Kí – Văn bản nghị luận – Văn bản thông tin

 Đáp án A

Câu 5: Các tiểu loại của từng bài học trong SGK Ngữ văn 6 Cánh Diều (tập 2) lần lượt là:

A. Truyện cổ tích, truyện ngắn, nghị luận xã hội, thơ có yếu tố tự sự, thuyết minh
B. Truyện truyền thuyết, truyện ngắn, nghị luận văn học, thơ lục bát, thuyết minh
C. Truyện đồng thoại, thơ có yếu tố tự sự, thuyết minh, truyện ngắn, nghị luận văn học.
D. Truyện đồng thoại, thơ có yếu tố tự sự, nghị luận xã hội, truyện ngắn, thuyết minh

 Đáp án D

Câu 6: Cấu trúc của mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 6 Cánh Diều là gì?

A. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Viết – Nói và nghe – Thực hành Tiếng Việt – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
B. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Thực hành đọc hiểu – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
C. Yêu cầu cần đạt – Kiến thức ngữ văn – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Hướng dẫn tự học – Tự đánh giá
D. Yêu cầu cần đạt – Đọc hiểu – Thực hành đọc hiểu – Thực hành Tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Hướng dẫn tự học – Kiến thức ngữ văn – Tự đánh giá

 Đáp án B 

Câu 7: Điểm nào không phải là nguyên tắc thiết kế cấu trúc bài học Ngữ văn 6 Cánh Diều

A. Tích hợp các kĩ năng Đọc – Viết – Nói – Nghe
B. Tăng cường các yếu tố thực hành và vận dụng
C. Tổ chức các hoạt động học và tự học cho học sinh
D. Bám sát các phần trong sách giáo khoa hiện hành

Đáp án D

Câu 8: Ý nào không phải là ưu điểm của của hệ thống bài học trong Ngữ văn 6 Cánh Diều?

A. Bám sát và thể hiện một cách khoa học, sinh động các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
B. Bảo đảm tỷ lệ hài hòa giữa các loại văn bản: văn bản văn học (3 bài), văn bản nghị luận (3 bài) và văn bản thông tin (3 bài)
C. Xác định được cấu trúc hợp lí: lấy thể loại và kiểu văn bản làm trục chính kết hợp với đề tài, chủ đề để dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
D. Thiết kế theo đúng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực; không sa vào việc nhồi nhét, trang bị lí thuyết hàn lâm mà chủ yếu yêu cầu vận dụng, thực hành

 Đáp án B 

Câu 9: SGK Ngữ văn 6 Cánh Diều kế thừa những điểm nổi bật nào ở SGK Ngữ văn 6 hiện hành?

A. Hệ thống ngữ liệu và các chiến thuật, kĩ thuật trong khi đọc
B. Hệ thống ngữ liệu và phân bổ thời lượng cho từng bài học
C. Hệ thống ngữ liệu và sổ tay hướng dẫn học sinh đọc, viết, nói, nghe
D. Hệ thống ngữ liệu và dạy đọc hiểu văn học theo đặc trưng thể loại

 Đáp án D

Câu 10: So với SGK Ngữ văn hiện hành, SGK Ngữ văn 6 Cánh Diều:

A. Có số lượng bài học và số trang của cuốn sách nhiều hơn
B. Có số lượng tiết học và các trang được in màu ít hơn
C. Có số trang ít hơn và nhiều hình ảnh, bảng biểu được in màu đẹp hơn
D. Có ít bài đọc hiểu hơn và nhiều ảnh, bảng biểu được in đen trắng hơn

 Đáp án C

Câu 11: Sách Ngữ văn 6 Cánh Diều đã triển khai các bài học theo 3 loại văn bản lớn nào?

A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin.
B. Văn bản văn học, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng
C. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản nhật dụng
D. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng

 Đáp án A

Câu 12: Bài học về văn bản văn học trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 20%
B. 30%
C. 40%
D. 60%

Đáp án D

Câu 13: Mỗi bài học chính trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều được dạy trong bao nhiêu tiết?

A. 8 tiết
B. 10 tiết
C. 12 tiết
D. 14 tiết

Đáp án C

Câu 14: Các hoạt động ở mỗi bài học chính trong sách Ngữ văn 6 Cánh Diều được tiến hành theo trình tự nào?

A. Đọc hiểu văn bản – Thực hành đọc hiểu – Thực hành tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
B. Đọc hiểu văn bản – Thực hành đọc hiểu - Viết – Nói và nghe – Thực hành tiếng Việt – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
C. Đọc hiểu văn bản – Thực hành tiếng Việt – Thực hành đọc hiểu – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Hướng dẫn tự học
D. Đọc hiểu văn bản – Thực hành tiếng Việt – Viết – Nói và nghe – Tự đánh giá – Thực hành đọc hiểu – Hướng dẫn tự học

Đáp án C

Câu 15: Dạy đọc hiểu văn bản theo sách Ngữ văn 6 Cánh Diều cần đáp ứng yêu cầu gì?

A. Bám sát chủ đề và đề tài của mỗi văn bản
B. Bám sát đặc trưng thể loại hoặc kiểu văn bản
C. Bám sát phương thức biểu đạt của văn bản
D. Bám sát phong cách nghệ thuật của tác giả

Đáp án B

Câu 16: Trong khi đọc văn bản, HS cần lưu ý điểm gì?

A. Tìm hiểu thông tin về tác giả
B. Đọc các câu hỏi cuối văn bản
C. Thực hiện theo các chỉ dẫn đọc
D. Xem lại các yêu cầu cần đạt

Đáp án C

Câu 17: Dạy Viết, Nói và nghe theo sách Ngữ văn 6 Cánh Diều cần theo quy trình nào?

A. Chuẩn bị - Tìm ý và lập dàn ý – Viết/Nói và nghe – Kiểm tra và chỉnh sửa
B. Chuẩn bị - Tìm ý và lập dàn ý – Kiểm tra và chỉnh sửa – Viết/Nói và nghe
C. Tìm ý và lập dàn ý – Chuẩn bị – Viết/Nói và nghe – Kiểm tra và chỉnh sửa
D. Chuẩn bị – Kiểm tra và chỉnh sửa – Tìm ý và lập dàn ý – Viết/Nói và nghe

Đáp án A

Câu 18: Nhận định nào không đúng về dạy thực hành tiếng Việt theo sách Ngữ văn 6 Cánh Diều?

A. Không đi sâu vào lí thuyết, tập trung hướng dẫn HS thực hành theo các bài tập
B. Dạy lí thuyết tiếng Việt ở phần Kiến thức ngữ văn và yêu cầu học sinh học thuộc
C. Tích hợp việc dạy thực hành tiếng Việt với dạy học đọc hiểu, viết, nói và nghe
D. Linh hoạt trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết ở phần Kiến thức ngữ văn

Đáp án B 

Câu 19: Dạy học và đánh giá phẩm chất của học sinh theo sách Ngữ văn 6 Cánh Diều như thế nào?

A. Có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; đánh giá phẩm chất của học sinh bằng những hình thức, công cụ riêng
B. Không có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; đánh giá phẩm chất của học sinh bằng những công cụ riêng
C. Có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; đánh giá phẩm chất của học sinh qua hoạt động đọc, viết, tự đánh giá và hướng dẫn tự học
D. Không có nội dung dạy học riêng để hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh; dạy học và đánh giá phẩm chất của học sinh qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe

Đáp án A

Câu 20: Đánh giá học sinh theo sách Ngữ văn 6 Cánh Diều được tiến hành như thế nào?

A. Chỉ cần dựa trên phần tự đánh giá trong mỗi bài học là đủ
B. Cần yêu cầu học sinh thực hiện ở trên lớp tất cả các bài viết
C. Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu của các cơ quan chỉ đạo dạy học (Bộ hoặc Sở GD&ĐT)
D. Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục môn Ngữ văn hiện hành (2006)

Đáp án C

Câu 21: Phương án nào không phải là định hướng chung trong dạy học sách Ngữ văn 6 Cánh Diều?

A. Hạn chế giáo viên thuyết giảng theo cách hiểu của mình.
B. Tổ chức để HS tự khám phá, tìm ra kết quả thông qua các hoạt động học tập.
C. HS không chỉ hiểu nội dung mà còn nắm được cách thức, phương pháp.
D. GV cần dạy phần Kiến thức ngữ văn như một đơn vị kiến thức độc lập của bài học.

Đáp án D

Câu 22: Việc tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản trong giờ học được thực hiện dựa trên điều kiện cơ bản nào?

A. HS đã đọc yêu cầu cần đạt của bài học, kiến thức ngữ văn liên quan đến đọc hiểu văn bản, đọc văn bản.
B. HS đã đọc yêu cầu cần đạt của bài học, đọc toàn bộ phần kiến thức ngữ văn.
C. HS đã đọc yêu cầu cần đạt của bài học, trả lời toàn bộ các câu hỏi đọc hiểu trong SGK.
D. HS đã đọc văn bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi đọc hiểu trong SGK.

Đáp án A

Câu 23: Các câu hỏi cốt lõi nhằm giúp HS khám phá văn bản trong SGK được sắp xếp theo thứ tự nào?

A. Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao.
B. Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao;
C. Câu hỏi Mở rộng, nâng cao; Câu hỏi Hiểu; Câu hỏi Phân tích, nhận xét.
D. Câu hỏi Phân tích, nhận xét; Câu hỏi Mở rộng, nâng cao; Câu hỏi Hiểu.

Đáp án B

Câu 24: Ý nào không phải là đặc điểm của phần Thực hành tiếng Việt?

A. Trình bày nội dung lí thuyết tiếng Việt rồi tổ chức học sinh làm bài tập.
B. Trình bày hệ thống bài tập để tổ chức học sinh thực hành theo yêu cầu.
C. Sử dụng ngữ liệu trong các bài đọc hiểu trước và sau đó, cùng trong một bài học hoặc ở bài học khác
D. Các bài tập được tổ chức theo các nhóm vấn đề: nhận diện kiến thức tiếng Việt, phân loại, tác dụng

Đáp án A

Câu 25: Mục đích và yêu cầu bắt buộc của hoạt động Thực hành đọc là gì?

A. Mở rộng phạm vi đọc hiểu; HS phải được hướng dẫn đầy đủ các bước như trong phần đọc hai văn bản chính trước đó.
B. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu; HS phải được hướng dẫn đầy đủ các bước như trong phần đọc hai văn bản chính trước đó.
C. Mở rộng phạm vi đọc hiểu; HS phải đọc văn bản.
D. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu; HS phải đọc văn bản.

Đáp án D

Câu 26: Trật tự các bước của quy trình viết mà giáo viên cần hướng dẫn HS trong hoạt động thực hành viết là gì?

A. Chuẩn bị - Lập dàn ý và tìm ý – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa.
B. Tìm ý và lập dàn ý – Chuẩn bị viết – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa
C. Chuẩn bị - Tìm ý và lập dàn ý – Viết – Kiểm tra, chỉnh sửa
D. Chuẩn bị - Viết - Kiểm tra, chỉnh sửa – Rút lại ý và dàn ý của bài viết

Đáp án C

Câu 27: Định hướng chung của hoạt động dạy học phần Nói và nghe là gì?

A. Tập trung hướng dẫn HS làm rõ phần định hướng nói và nghe.
B. Yêu cầu HS nói và nghe dựa vào nội dung văn bản đọc hiểu chính.
C. Tập trung để học sinh thực hành rèn luyện kĩ năng nói và nghe theo định hướng.
D. Yêu cầu HS nói và nghe chỉ dựa vào nội dung văn bản trong phần thực hành đọc.

Đáp án C

Câu 28: Hoạt động Khởi động của bài dạy minh họa "Về thăm mẹ" (Đinh Nam Khương) không nhằm mục đích nào?

A. Tạo tâm thế học tập tích cực cho HS.
B. Huy động tri thức, trải nghiệm của HS.
C. Kiểm tra bài cũ của HS để cho điểm.
D. Giới thiệu cho HS về bài học mới.

Đáp án C

Câu 29: Để hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ thơ đầu của bài "Về thăm mẹ" (Đinh Nam Khương), trong bài dạy minh họa giáo viên đã sử dụng hình thức hoạt động và phương tiện dạy học nào là chủ yếu?

A. Hoạt động nhóm (cặp đôi), phiếu học tập tự thiết kế.
B. Hoạt động nhóm (4 HS), tranh ảnh tự sưu tầm.
C. Hoạt động toàn lớp, câu hỏi vấn đáp gợi tìm.
D. Hoạt động cá nhân, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Đáp án A

Câu 30: Trong hoạt động trải nghiệm sau khi đọc hiểu bài thơ "Về thăm mẹ" giáo viên đã thực hiện tích hợp như thế nào?

A. Tích hợp viết- đọc- sáng tạo- nói và nghe.
B. Tích hợp đọc- viết – sáng tạo – nói và nghe.
C. Tích hợp nói và nghe – viết – đọc – sáng tạo.
D. Tích hợp viết- nói và nghe – sáng tạo – đọc.

Đáp án B

Chuyên mục sách Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức Ngữ Văn 6 Chân Trời Sáng Tạo  cung cấp đầy đủ lời giải SGK cũng như SBT để các thầy cô tham khảo, nghiên cứu soạn bài. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án chi tiết của chương trình sách mới.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 6

    Xem thêm