Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lý 8 năm học 2022 - 2023

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 môn Vật lý 8 sắp tới, VnDoc gửi tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Lý 8, kèm đề thi minh họa cho các em tham khảo, lên kế hoạch ôn tập phù hợp. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề cương Vật lý học kì 2 lớp 8

I. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC

Câu 1. Hãy phát biểu định luật về công? Công thức tính hiệu suất của máy cơ đơn giản?

- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công vì được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bao nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

- Công thức tính hiệu suất khi có ma sát: H =

Trong đó: Aích= P.h là công trực tiếp (công có ích)

Atp = F.s là công khi dùng máy cơ đơn giản (công toàn phần)

* Chú ý: Nếu bỏ qua ma sát thì Aích= Atp

Nếu tính tới ma sát thì Atp= Aích+Ams với Ams= Fms.s

Câu 2. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất và nêu rõ ý nghĩa, đơn vị các đại lượng trong công thức?

- Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian (1s)

- Công thức tính công suất: P = \frac{A}{t}

Trong đó : P là công suất, đơn vị W (J/s, , ).

A là công thực hiện, đơn vị J.

t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).

Câu 3. Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Câu 4. Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Mỗi cách cho 1 ví dụ? Nhiệt lượng là gì?

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- Các cách làm thay đổi nhiệt năng: Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

+ Thực hiện công:

Vd: Cọ xát vật; Dùng búa gõ vào vật….

+ Truyền nhiệt:

Vd: Hơ trên ngọn lửa; Bỏ vào cốc nước nóng….
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Nhiệt lượng được kí hiệu bằng chữ Q. - Đơn vị của nhiệt lượng là Jun(J).

Câu 5. Thế nào là dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt? Mỗi hình thức truyền nhiệt cho một VD?

+ Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của cùng một vật hay truyền từ vật này sang vật khác. Chất rắn dẫn nhiệt tốt (nhất là kim loại), chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Dẫn nhiệt không xảy ra trong chân không.

VD: Cốc nóng lên khi chứa nước nóng là do dẫn nhiệt; Tay chạm vào bát cơm nóng bị nóng lên do dẫn nhiệt....

+ Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.Đối lưu xảy ra chủ yếu của chất lỏng và chất khí , Đối lưu không xảy ra trong chân không.

VD: Nước trong ấm nóng lên và sôi do sự đối lưu; Sự tạo thành gió là do đối lưu không khí....

+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt xảy ra kể cả ở trong chân không.

VD: Trái đất nhận nhiệt từ mặt trời bằng hình thức bức xạ nhiệt; Đứng gần bếp lửa ta thấy nóng do bức xạ nhiệt...

Câu 6. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu rõ ý nghĩa, đơn vị các đại lượng có trong công thức?

- Công thức tính nhiệt lượng: Qthu = m.c.Δt = m.c.(t02 – t01)

Trong đó: m: khối lượng (kg)

c: nhiệt dung riêng (J/kg.K)

t = t02 – t01: độ tăng nhiệt độ (t01: nhiệt độ ban đầu, t02: nhiệt độ sau cùng) (0C, 0K)

Q: nhiệt lượng thu vào(J)

Chú ý: Đơn vị của nhiệt lượng là J hoặc Calo: 1 calo=4,2J; 1J=0,24Calo; 1kJ = 1000J

Câu 7. Nhiệt dung riêng là gì?

- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền để cho 1kg chất đó tăng thêm 10C hoặc 10K

* Ý nghĩa của nhiệt dung riêng

VD: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K điều này cho biết để 1kg nước tăng thêm 10C thì cần cung cấp 1 nhiệt lượng là 4200J.

Câu 8. Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt?

* Nguyên lí truyền nhiệt

+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

+ Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.

+ Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem trọn bộ

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý

Trên đây VnDoc là Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8. Để có kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc bài thi. Mời các em vào chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 8 trên VnDoc để luyện đề nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu hay và hữu ích cho các em ôn tập.

Đánh giá bài viết
1 883
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật Lý

    Xem thêm