Đề thi KSCL đội tuyển HSG Địa lý 12 năm 2018 - 2019 trường Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc

Đề thi KSCL đội tuyển HSG Địa lý 12 năm 2018 - 2019

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi KSCL đội tuyển HSG Địa lý 12 năm 2018 - 2019 trường Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc. Nội dung tài liệu gồm 10 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 180 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12

ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ

NĂM HỌC 2018 - 2019

Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (1,0 điểm). Phân tích các nguyên nhân làm cho tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ.

Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta. Tại sao việc xử lí các sự cố môi trường biển thường gặp nhiều khó khăn?

Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới khí áp và nhiệt độ không khí.

Câu 4 (1,0 điểm). Cự li vận chuyển trung bình cho ta biết điều gì? Vì sao hiện nay ngành vận tải đường ô tô trở thành ngành có năng lực canh tranh lớn nhất so với các loại hình giao thông vận tải khác?

Câu 5 (1,0 điểm). Cho bảng số liệu: Hiện trạng rừng nước ta giai đoạn 2000 - 2016.

Năm

2000

2010

2012

2014

2016

Tổng diện tích rừng (nghìn ha)

10 915,6

13 388,1

13 862,0

13 796,5

14 377,7

- Diện tích rừng tự nhiên (nghìn ha)

9 444,2

10 304,8

10 423,8

10 100,2

10 242,1

- Diện tích rừng trồng (nghìn ha)

1 471,4

3 083,3

3 438,2

3 696,3

4 135,5

Độ che phủ (%)

32,9

39,5

40,7

40,4

41,2

a. Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 2000 - 2016 (chỉ nêu dạng biểu đồ, không vẽ).

b. Nhận xét, giải thích về sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 2000 - 2016.

Câu 6 (1,0 điểm). Vì sao đồi núi nước ta phát triển dạng địa hình xâm thực?

Câu 7 (1,0 điểm). Chứng minh sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Tại sao sông ngòi miền Trung lại có 1 đợt lũ tiểu mãn?

Câu 8 (1,0 điểm). Nên các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay?

Câu 9 (1,0 điểm). Trình bày ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến chế độ nhiệt của nước ta?

Câu 10 (1,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Chế độ mưa của 3 địa điểm Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội

Huế

Tp Hồ Chí Minh

Tổng lượng mưa (mm)

1676

2411

1851

Tháng mưa cực đại (tháng, mm)

Tháng 8

(318 mm)

Tháng 10 (795mm)

Tháng 9

(327 mm)

Sự phân mùa: Mùa mưa (tháng)

5 - 10

8 – 12

5 – 11

Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ mưa của 3 địa điểm: Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐÁP ÁN KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12

ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ

NĂM HỌC 2018 - 2019

Đáp án gồm: 03 Trang.

Lưu ý chung:

- Nếu thí sinh làm cách khác mà đảm bảo đúng kiến thức, lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tương đương.

- Thí sinh có cách làm hay có thể thưởng điểm nhưng tổng điểm không vượt quá số điểm của câu.

Câu

Ý

Nội dung trả lời

Điểm

1

Phân tích các nguyên nhân làm cho tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ.

1,0

- Tính nhiệt đới bị phá vỡ: ngoài các loài của miền nhiệt đới, chúng ta còn có các loài của miền cận nhiệt và ôn đới.

0,25

- Vị trí địa lí: nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật (dẫn chứng).

0,25

- Địa hình chủ yếu là đồi núi, một bộ phận núi cao xuất hiện các vành đai cận nhiệt và ôn đới trên núi.

0,25

- Gió mùa: do tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho miền Bắc có 1 mùa đông lạnh làm xuất hiện các loại sinh vật vùng cận nhiệt và ôn đới.

- Con người: chặt phá rừng, săn bắt quá mức dần làm mất đi tính ưu thế ổn định của các hệ sinh thái nhiệt đới.

0,25

2

Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta. Tại sao việc xử lí các sự cố môi trường biển thường gặp nhiều khó khăn?

1,0

* Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta:

- Tăng ẩm cho các khối khí qua biển, giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt tính nóng bức trong mùa hạ.

0,25

- Khí hậu mang tính chất hải dương, điều hòa hơn

- Nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển,….

0,25

* Việc xử lí các sự cố môi trường biển thường gặp nhiều khó khăn do:

- Thường ảnh hưởng trên diện rộng, khó xác định phạm vi, hậu quả thường khó dự đoán, kiểm soát.

0,25

- Việc huy động người, phương tiện, công cụ xử lí thường phức tạp và tốn kém hơn.

0,25

3

Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới khí áp và nhiệt độ không khí.

1,0

* Ảnh hưởng của địa hình tới khí áp:

- Theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén xuống bề mặt đất giảm nên khí áp giảm và ngược lại.

0,25

* Ảnh hưởng của địa hình tới nhiệt độ:

- Theo độ cao: càng lên cao nhiệt không khí càng giảm do càng cách xa bức xạ nguồn cung cấp nhiệt từ bức xạ mặt đất.

0,25

- Theo hướng sườn: sườn núi cùng cùng chiều với ánh sáng mặt trời có nhiệt độ thấp hơn do góc nhập xạ nhỏ. Sườn núi cùng ngược chiều với ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn do góc nhập xạ lớn.

0,25

- Theo độ dốc: sườn đón nắng độ dốc càng lớn nhiệt càng cao, sườn khuất nắng độ dốc càng lớn nhiệt càng nhỏ.

0,25

4

Cự li vận chuyển trung bình cho ta biết điều gì? Vì sao hiện nay ngành vận tải đường ô tô trở thành ngành có năng lực canh tranh lớn nhất so với các loại hình giao thông vận tải khác?

1,0

* Cự li vận chuyển trung bình cho ta biết:

- Công thức tính: cự li vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển/ Khối lượng vận chuyển. Đơn vị: km.

0,25

- Cho biết quãng đường thực tế đã vận chuyển.

- Khả năng vận chuyển của loại hình giao thông vận tải: đường ngắn, đường dài...

0,25

Hiện nay ngành vận tải đường ô tô trở thành ngành có năng lực canh tranh lớn nhất so với các loại hình giao thông vận tải khác vì:

- Có nhiều ưu điểm: tiện lợi, cơ động... (dẫn chứng)

0,25

- Sự phát triển khoa học kĩ thuật, những cải tiến về phương tiện vận tải và hạ tầng đã khắc phục được những nhược điểm của đường ô tô (dẫn chứng)

0,25

5

a

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 2000 – 2016. Nhận xét, giải thích về sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 2000 – 2016.

1,0

- Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường.

+ Cột chồng: thể hiện diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng.

+ Đường: thể hiện độ che phủ.

Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.

0,25

b

Nhận xét, giải thích về hiện trạng rừng nước ta giai đoạn 2000 – 2016.

Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2016, hiện trạng rừng nước ta có nhiều biến động

- Tổng diện tích rừng có xu hướng tăng, nhưng không ổn định (diễn giải, dẫn chứng)

0,25

- Diện tích rừng tự nhiên nhìn chung có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ rừng; nhưng giảm vào năm 2014 (dẫn chứng) do hậu quả của việc phát triển nóng diện tích cây cao su và do cháy rừng.

0,25

- Diện tích rừng trồng tăng liên tục, tốc độ tăng ổn định và nhanh hơn nhiều so với rừng tự nhiên (dẫn chứng) do thời gian qua nước ta đẩy mạnh công tác trồng rừng.

0,25

6

Đồi núi nước ta phát triển dạng địa hình xâm thực vì:

1,0

* Biểu hiện địa hình xâm thực ở vùng đồi núi nước ta: mương xói, khe rãnh, các dòng chảy tạm thời, các thung lũng sông, các dạng địa hình cacxtơ…

0,25

* Nguyên nhân:

- Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, hai mùa mưa khô rõ rệt, …), làm cho các quá trình phong hóa lí học, hóa học, sinh học diễn ra mạnh.

0,25

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, độ dốc lớn, cấu trúc phức tạp,… nên quá trình xâm thực mạnh, nhất là nơi mất lớp phủ thực vật.

0,25

- Ngoài ra, tác động của con người phá huỷ lớp phủ thực vật trên mặt làm tăng cường độ dòng chảy mặt ....

0,25

7

Chứng minh sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Tại sao sông ngòi miền Trung lại có 1 đợt lũ tiểu mãn?

1,0

* Chứng minh sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (dẫn chứng)

0,25

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (dẫn chứng)

0,25

- Chế độ nước theo mùa, diễn biến thất thường (dẫn chứng)

0,25

* Sông ngòi miền Trung lại có 1 đợt lũ tiểu mãn vì:

Lũ Tiểu mãn của miền Trung rơi vào tháng 5, 6 là do vào nửa đầu mùa hè, khối khí nhiệt đới có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương đi qua vùng biển xích đạo và thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam. Khi tới miền Trung, nó trút mưa bên sườn Tây. Một phần nước ở thượng nguồn phía Tây đổ vào sông ngòi phía Đông và tạo ra một đợt lũ nhỏ.

0,25

8

Nêu các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay?

1,0

* Nêu các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng, Trái Đất nóng lên (dẫn chứng).

0,25

- Nước biển dâng, gia tăng thiên tai... (dẫn chứng)

0,25

* Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vì:

- Việt Nam là 1 quốc gia nhiệt đới có đường bờ biển dài, dải đồng bằng thấp phân bố ven biển. Việt Nam là nước có nhiều thiên tai nhất là bão, hạn hán... Nên biến đổi khí hậu với những biểu hiện (...) tác động sâu sắc đến tự nhiên, kinh tế - xã hội.

0,25

- Việt Nam là nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, đông dân, nhận thức dân cư về biến đổi khí hậu còn hạn chế nên biến đổi khí hậu thường gây hậu quả nghiêm trọng.

0,25

9

Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến chế độ nhiệt của nước ta.

1,0

- Khái quát hoạt động của gió mùa Đông Bắc (dẫn chứng)

0,25

- Làm hạ thấp nền nhiệt trung bình năm của miền Bắc và cả nước.

- Làm hạ thấp nền nhiệt tháng 1 ở miền Bắc xuống dưới 180C tạo nên 1 mùa đông lạnh từ 2-3 tháng.

0,25

- Biên độ nhiệt tăng dần từ Bắc vào Nam.

0,25

- Nền nhiệt trung bình ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam.

0,25

10

Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ mưa của 3 địa điểm: Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.

1,0

* Nhận xét:

- Tổng lượng mưa trung bình của 3 địa điểm lớn: lớn nhất là Huế, rồi đến Tp Hồ Chí Minh, sau là Hà Nội (dẫn chứng)

- Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). Lượng mưa lớn nhất là Huế rồi đến Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội (dẫn chứng).

0,25

- Mùa mưa: Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có thời gian mưa tương tự nhau vào mùa hạ (từ tháng 5 – 10), riêng Tp Hồ Chí Minh kéo dài muộn hơn 1 tháng, Huế chậm hơn lệch về thu đông từ tháng 8 -12.

0,25

* Giải thích:

- Huế: có tổng lượng mưa lớn nhất và tháng mưa cực đại lớn nhất do: chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố gây mưa như gió mùa Đông Bắc mạnh thổi qua biển, địa hình đón gió, bão, dải hội tụ nhiệt đới.

- Tp Hồ Chí Minh mưa nhiều hơn Hà Nội, tháng mưa cực đại lớn hơn do: mùa mưa dài hơn (tháng 5 -11); đón gió mùa Tây Nam sớm, mạnh và kết thúc muộn.

0,25

- Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc vào Nam do dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ Bắc vào Nam.

- Nước ta chế độ mưa phân hóa theo mùa do chịu ảnh hưởng của gió mùa:

+ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh mưa mùa hạ do đây là thời kỳ gió mùa mùa hạ.

+ Huế: mùa mưa lùi về thu đông do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thổi qua biển, địa hình đón gió, bão, dải hội tụ nhiệt đới.

0,25

Câu 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10

10

----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 3.089
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm