Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Thăng Long, Lâm Đồng

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm nhiều đề thi thử, tài liệu ôn thi đại học môn Hóa, VnDoc.com xin giới thiệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Thăng Long, Lâm Đồng có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Hóa học trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Phú Riềng, Bình Phước

TRƯỜNG THPT Chuyên Thăng Long

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết : H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14 ; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Cd = 112; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207

Câu 1: Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi: X(khí) <=> 2Y(khí)

Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: Tại thời điểm ở 350C trong bình có 0,730 mol X. Tại thời điểm ở 450C trong bình có 0,623 mol X.

Có các phát biểu sau về cân bằng trên :

  1. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.
  2. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
  3. Thêm tiếp Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
  4. Thêm xúc tác thích hợp vào hỗn hợp cân bằng thì cân bằng vẫn không chuyển dịch.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 2: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 30,24 B. 60,48 C. 86,94 D. 43,47

Câu 3: Cho một hợp chất của sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng, tạo ra SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Nếu tỉ lệ mol của H2SO4 đem dùng và SO2 tạo ra lần lượt là 4:1 thì công thức phân tử của X là:

A. Fe3O4 B. Fe C. FeS D. FeO

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Mg và Fe hoà tan vừa hết trong dng dịch H2SO4 4,9% thì thu được dung dịch chứa 2 muối trong đó nồng độ % của FeSO4 = 3%.Nồng độ % của MgSO4 là :

A. 3,25% B. 4,41% C. 3,54% D. 4.65%

Câu 5: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 98,9 gam. B. 87,3 gam. C. 94,5 gam. D. 107,1 gam.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c).Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A. không no có một nối đôi, đơn chức. B. no, đơn chức.

C. không no có hai nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức.

Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau:

  1. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3
  2. Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2
  3. Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3.
  4. Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4.
  5. Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
  6. Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.

Câu 8: Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna-N với không khí vừa đủ (chứa 80% N2 và 20% O2 về thể tích), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5oC thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41% CO2 về thể tích). Tỷ lệ số mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là

A. 2:1. B. 3:2. C. 1:2. D. 2:3.

Câu 9: Cho m gam bột kim loại R hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được giảm 0,24 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Cũng cho m gam bột kim loại trên vào dung dịch AgNO3 dư, đến khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được tăng 0,52 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Kim loại R là

A. Sn. B. Cd. C. Zn. D. Pb.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được hỗn hợp gồm 2 khí CO2 và NO2 (NO2 là sản phẩm khử duy nhất của HNO3) có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 22,909. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp ban đầu là

A. 43,14%. B. 44,47%. C. 56,86%. D. 83,66%.

Câu 11: Lên men m kg gạo chứa 80% tinh bột điều chế được 10 lít rượu (ancol) etylic 36,80. Biết hiệu suất cả quá trình điều chế là 50% và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là

A. 8,100. B. 12,960. C. 20,250. D. 16,200.

Câu 12: Cho các phương trình phản ứng:

  1. dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 dư →
  2. Hg + S →
  3. F2 + H2O →
  4. NH4Cl + NaNO2 đun nóng →
  5. K + H2O →
  6. H2S + O2 dư đốt ->
  7. SO2 + dung dịch Br2
  8. Mg + dung dịch HCl →
  9. Ag + O3
  10. KMnO4 nhiệt phân ->
  11. MnO2 + HCl đặc ->
  12. dung dịch FeCl3 + Cu →

Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là

A. 9. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 13: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 10,375 gam. B. 9,950 gam. C. 13,150 gam. D. 10,350 gam.

Câu 14: Có 6 dung dịch cùng nồng độ mol/lít là: NaCl (1), HCl (2), Na2CO3 (3), NH4Cl (4), NaHCO3 (5), NaOH (6). Dãy sắp xếp theo trình tự pH của chúng tăng dần như sau:

A. 1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6. B. 2 < 1 < 3 < 4 < 5 < 6.

C. 2 < 4 < 1 < 5 < 3 < 6. D. 2 < 3 < 1 < 5 < 6 < 4.

Câu 15: Amin X đơn chức, mạch hở có nitơ chiếm 16,092% (về khối lượng). Số đồng phân amin bậc hai của X là

A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 16: Cho các chất: phenylamoni clorua, phenyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, phenol, anilin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X?

A. 2,40 lít. B. 1,60 lít. C. 0,36 lít. D. 1,20 lit.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni thu được hỗn hợp hơi Y có tỉ khối hơi so với He bằng 95/12. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì thấy hết a mol Br2. Giá trị của a là

A. 0,08. B. 0,04. C. 0,02. D. 0,20.

Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là

A. 3m = 22b - 19a. B. 3m = 11b - 10a.

C. 8m = 19a - 11b. D. 9m = 20a - 11b.

Câu 20: Đốt m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Mg, Zn trong oxi thu được 29,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 17,92 lit khí NO2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z chứa 84,1 gam muối và khí SO2. Biết rằng NO2 và SO2 là các sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và H2SO4. Giá trị của m là

A. 23,3. B. 20,1. C. 26,5. D. 20,9.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

D

11

B

21

D

31

C

41

D

2

B

12

D

22

B

32

C

42

C

3

D

13

C

23

A

33

B

43

B

4

C

14

C

24

A

34

A

44

D

5

C

15

B

25

A

35

B

45

B

6

A

16

A

26

D

36

A

46

C

7

D

17

A

27

C

37

D

47

C

8

D

18

B

28

A

38

B

48

D

9

B

19

A

29

B

39

D

49

A

10

A

20

C

30

A

40

A

50

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm