Toán lớp 5 trang 118 Mét khối
Toán lớp 5 trang 118
Toán lớp 5: Mét khối giúp cho học sinh luyện tập các bài tập về mét khối hiểu được biểu tượng về đơn vị đo thể tích mét khối, đọc và viết đúng các số đo có đơn vị mét khối. Ngoài ra, các em còn nhận biết được quan hệ giữa xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối và mét khối qua bài toán lớp 5 trang 118 này. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
>> Bài trước: Giải bài tập trang 116, 117 SGK Toán 5: Xăng - ti - mét khối. Đề - xi - mét khối
Hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 Mét khối trang 118 SGK Toán lớp 5. Các em học sinh cùng theo dõi đối chiếu đáp án sau đây.
1. Giải Toán lớp 5 trang 118
Toán lớp 5 trang 118 Câu 1
a) Đọc các số đo
b) Viết các số đo thể tích
Bảy nghìn hai trăm mét khối
Bốn trăm mét khối
Một phần tám mét khối
Không phẩy không năm mét khối
Phương pháp giải
Để đọc (hoặc viết) các số đo diện tích ta đọc (hoặc viết) số đo thể tích trước rồi đọc (hoặc viết) tên đơn vị đo thể tích sau.
Đáp án
15m3: Mười lăm mét khối
205m3: Hai trăm linh năm mét khối
:Hai mươi phần trăm mét khối
0,911m3: Không phẩy chín trăm mười một mét khối
b) Viết các số đo thể tích
Bảy nghìn hai trăm mét khối: 7200m3
Bốn trăm mét khối: 400m3
Một phần tám mét khối: 1/8 m3
Không phẩy không năm mét khối: 0,05m3
Toán lớp 5 trang 118 Câu 2
a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối
1cm3; 5,216 m3; 13,8 m3; 0,22m3
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối
1dm3; 1,969dm3; 1/4m3; 19,54dm3
Phương pháp giải
- 1m3 = 1000dm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1000.
- 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị xăng-ti-mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta chỉ việc chia số đó cho 1000.
- 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị đề-xi-mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1000.
- 1m3 = 1 000 000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1 000 000.
Đáp án
a, 1cm3 = 0,001 dm3
5, 216 m3 = 5216 dm3 (Vì 5,216 × 1000 = 5216)
13,8 m3 = 13800 dm3 (Vì 13,8 × 1000 = 13800)
0,22 m3 = 220 dm3 (Vì 0,22 × 1000 = 220
b, 1dm3 = 1000cm3
1,969dm3 = 1969cm3 (Vì 1,969 × 1000 = 1969)
(Vì × 1 000 000 = 250 000)
19,54dm3 = 1954000cm3
(Vì 19,54 × 1 000 000 = 19 540 000).
Toán lớp 5 trang 118 Câu 3
Người ta làm một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa. Biết rằng hộp đó có chiều dài 5 dm, chiều rộng 3 dm và chiều cao 2 dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương 1 dm khối để đầy được cái hộp đó?
Phương pháp giải
- Lần lượt xếp các hộp hình lập phương có cạnh 1dm vào trong thùng, sau khi xếp 2 lớp hình lập phương cạnh 1dm thì vừa đầy hộp.
- Tính số hình lập phương có trong 1 lớp: 5 × 3 = 15 hình lập phương.
- Tình số hình lập phương cần xếp để đầy thùng = số hình lập phương có trong 1 lớp × 2.
Đáp án
Sau khi xếp đầy hộp hình lập phương 1 dm3
Mỗi lớp có số hình lập phương 1 dm khối là:
5 x 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1 dm khối xếp đầy hộp là:
15 x 2 = 30 (hình)
Đáp số: 30 (hình)
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 119 SGK Toán 5: Luyện tập
2. Bài tập mét khối lớp 5
Câu 1.
Viết số đo thể tích thích hợp vào chỗ chấm :
Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối viết là: ……………………..
Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối viết là: …………………………………….
Ba phần tám đề-xi-mét khối viết là: ………………………………………………………..
Gợi ý:
Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối viết là: 1952 cm3
Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối viết là: 2015 m3
Ba phần tám đề-xi-mét khối viết là: dm3
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
0,25m3 là:
a) Không phẩy hai mươi lăm mét khối.
b) Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối.
c) Hai mươi lăm phần trăm mét khối.
d) Hai mươi lăm phần nghìn mét khối.
Gợi ý:
a) Không phẩy hai mươi lăm mét khối. Đ
b) Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối. S
c) Hai mươi lăm phần trăm mét khối. Đ
d) Hai mươi lăm phần nghìn mét khối. S
Câu 3. Người ta làm một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 4dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương 1dm3 để đầy cái hộp đó?
Gợi ý
Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
6 x 4 x 4 = 96 (dm³)
Một hình lập phương có cạnh 1 dm³. Vậy hình hộp chữ nhật có thể tích 96 dm³ thì có thể xếp được 96 hình lập phương có cạnh 1 dm³ để đầy cái hộp đó.
Câu 4. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Xem thêm:
3. Lý thuyết Mét khối
a) Mét khối
Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối.
• Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m.
Mét khối viết tắt là m3.
• Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.
Ta có: 1m3 = 1000dm3
1m3 = 1 000 000cm3 (= 100 × 100 × 100)
b) Nhận xét:
• Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
• Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
m3 | dm3 | cm3 |
1m3 = 1000 dm3 |
1dm3 = 1000 cm3 = |
1cm3 = |
>> Chi tiết: Lý thuyết Mét khối
4. Trắc nghiệm Mét khối
>> Xem toàn bộ Trắc nghiệm Mét khối tại đây: Trắc nghiệm Mét khối
..................
Ngoài các dạng bài tập SGK Toán 5, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Vở bài tập Toán lớp 5 hay đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Khoa học, Tin học,...mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải.
Chương 1: Ôn tập và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đo đơn vị diện tích
Chương 2. Số thập phân. Các phép tính với số thập phân
Chương 3: Hình học
Chương 4: Số đo thời gian, chuyển động đều
Chương 5: Ôn tập
Tham khảo thêm
Toán lớp 5 trang 111, 112: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương - Luyện tập
Toán lớp 5 trang 121 Thể tích hình hộp chữ nhật
Đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 5 giữa học kì 2 năm 2021 - Đề 1
Toán lớp 5 trang 122, 123: Thể tích hình lập phương
Toán lớp 5 trang 115: Thể tích của một hình
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 nâng cao - Tuần 24