Toán lớp 5 VNEN bài 62: Chu vi hình tròn

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 62: Chu vi hình tròn - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 13 - 15 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 3 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

A. Hoạt động cơ bản bài 62 Toán VNEN lớp 5

1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: (Sgk trang 13)

· Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi hình tròn đó

2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn (Sgk)

· Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14

C = d x 3,14

Hoặc:

· Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14

C = r x 2 x 3,14

3. Tính chu vi hình tròn có:

a. Đường kính d = 2,5cm

b. Bán kính r = 1/4 dm

Trả lời:

a. Chu vi hình tròn là: C = d x 3,14 = 2,5 x 3,14 = 7,85 (cm)

b. Đổi 1/4 = 0,25 dm

Chu vi hình tròn là: C = r x 2 x 3,14 = 0,25 x 2 x 3,14 = 1,57 (dm)

B. Hoạt động thực hành bài 62 Toán VNEN lớp 5

Câu 1 trang 14 sách VNEN toán 5

Tính chu vi hình tròn có:

a. Bán kính r = 9m

b. Đường kính d= 0,75cm

c. Bán kính r= 2\frac{1}{2} cm

Đáp án

Tính chu vi hình tròn:

a. Bán kính r = 9m

Chu vi hình tròn là: C = r x 2 x 3,14 = 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m)

b. Đường kính d= 0,75cm

Chu vi hình tròn là: C = d X 3,14 = 0,75 x 3,14 = 2,355 (cm)

c. Bán kính r = 2\frac{1}{2} cm

Đổi:2\frac{1}{2} = 2,5 cm

Chu vi hình tròn là: C = r x 2 x 3,14 = 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)

Câu 2 trang 14 sách VNEN toán 5

a. Tính đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7 m

b. Tính bán kính hình tròn có chu vi C = 18,84 dm

Đáp án

a. Tính đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7 m

Ta có công thức tính vi hình tròn: C = d x 3,14 => d = C : 3,14 (C là chu vi, d là đường kính)

Với C = 15,7 => d = 15,7 : 3,14 = 5

Đáp số: d = 5 m

b. Tính bán kính hình tròn có chu vi C = 18,84 dm

Ta có công thức tính chu vi của hình tròn: C = r x 2 x 3,14 => r = C : 3,14 : 2 (C là chu vi, r là bán kính)

Với C = 18,84 => r = 18,84 : 2 : 3,14 = 3

Đáp số: r = 3 dm

Câu 3 trang 14 sách VNEN toán 5

Bánh xe lớn của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,9 m. Tính chu vi của bánh xe đó?

Đáp án

Bánh xe lớn của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,9 m.

Chu vi của bánh xe lửa là:

C = d x 3,14 = 1,9 x 3,14 = 5,966 (m)

Đáp số: 5,966 m

Câu 4 trang 15 sách VNEN toán 5

Đường kính của một bánh xe đạp là 0,65m

a. Tính chu vi bánh xe đó

b. Người đi xe đạp sẽ đi được bao nhiêu mét nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng

c. Bánh xe lăn được bao nhiêu vòng nếu người đó đi được quãng đường dài 408,2m?

Đáp án

a. Chu vi của bánh xe là:

C= d x 3,14 = 0,65 x 3,14 = 2,041 (m)

b. Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng thì người đi xe đạp đi được số mét là:

2,041 x 10 = 20,41 (m)

c. Nếu người đó đi được quãng đường dài 408,2m thì bánh xe lăn được số vòng là:

408,2 : 2,041 = 200 (vòng)

Đáp số: a. 2,041 m

b. 20,41m

c. 200 vòng

C. Hoạt động ứng dụng bài 62 Toán lớp 5 VNEN

Chú Dương muốn mua dây théo gai để rào bao quanh một chuồng bò có hình tròn có đường kính 15m. Hỏi chú dương cần phải mua đoạn dây thép gai dài bao nhiêu mét để có thể rào bao quanh chuồng bò đó 3 vòng (như hình vẽ)?

Đáp án

Chu vi của đường tròn có đường kính 15m là:

C = d x 3,14 = 15 x 3,14 = 47,1 (m)

Vậy để khoang được 3 vòng thì đoạn dây thép gai dài:

47,1 x 3 = 141,3 (m)

Đáp số: 141,3 m

Trên đây là Giải Toán 5 VNEN bài 62 Chu vi đường tròn trang 13, 14, 15. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải Toán lớp 5 chương trình VNEN theo từng bài học trên đây sẽ giúp các em học sinh lớp 5 nắm được trọng tâm kiến thức về Chu vi đường tròn trong chương trình học hiệu quả.

Đánh giá bài viết
149 36.914
Sắp xếp theo

    Giải Toán lớp 5 VNEN

    Xem thêm