Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Học thăng hạng chức danh nghề nghiệp để làm gì?

Học thăng hạng chức danh nghề nghiệp để làm gì? Giáo viên có bắt buộc phải thi giữ hạng không. Thăng hạng chức danh nghề nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố nào. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Không ít thầy cô luôn thắc mắc hiện vẫn chưa hiểu về hạng chức danh nghề nghiệp.

Ngày 14 tháng 9 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 20 /2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Ngày 16 tháng 9 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành các Thông tư liên tịch số 21; 22;23 /2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập;

Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập; Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập.

Các thông tư này cùng có hiệu lực thi hành kể từ năm 2015.

Theo đó, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại 04 Thông tư nói trên như sau:

1. Giáo viên mầm non hạng II - Mã số: V.07.02.04

2. Giáo viên mầm non hạng III - Mã số: V.07.02.05

3. Giáo viên mầm non hạng IV - Mã số: V.07.02.06

4. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.07

5. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số: V.07.03.08

6. Giáo viên tiểu học hạng IV - Mã số: V.07.03.09

7. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số: V.07.04.10

8. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số: V.07.04.11

9. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số: V.07.04.12

10. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số: V.07.05.13

11. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số: V.07.05.14

12. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số: V.07.05.15

Để có được hạng chức danh nghề nghiệp nói trên, giáo viên phải có đủ các tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu của các Thông tư 20; 21; 22; 23.

Ví dụ, theo quy định hiện hành, giáo viên từ mầm non đến phổ thông được xếp ở các hạng có hệ số lần lượt như sau:

  • Giáo viên tiểu học, mầm non: Hạng IV (từ 1,86 đến 4,06); Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98).
  • Giáo viên trung học cơ sở: Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Hạng I (từ 4,0 đến 6,38).
  • Giáo viên trung học phổ thông: Hạng III (từ 2,34 đến 4,98); Hạng II (từ 4,0 đến 6,38); Hạng I (từ 4,4 đến 6,78).

Và, một trong các tiêu chuẩn đó chính là yêu cầu giáo viên phải “Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên” phù hợp với các hạng muốn “thăng”.

Cũng như phải có chứng chỉ bồi dưỡng để giữ được hạng đã “thăng”.

Giáo viên có bắt buộc phải học thăng hạng?

Theo quy định tại điều 2 Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT thì:

Việc cử giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương.

=> Việc thi thăng hạng không phải là hình thức bắt buộc với giáo viên.

Vì sao mà mất nhiều tiền nhưng giáo viên vẫn cứ muốn thăng hạng?

Cùng với chuyện hạng chức danh nghề nghiệp được “thăng” là cách xếp lương vô cùng hấp dẫn được quy định tại Điều 9 của cả 04 Thông tư 20; 21;22;232015/TTLT-BGDĐT-BNV).

Ai cũng biết, nguồn sống của giáo viên chính là lương. Ngoài đồng lương hàng tháng nhà giáo không còn một khoản thu nhập nào khác.

Bởi thế, với đồng lương hiện nay khá thấp thì bất kể thầy cô giáo nào cũng muốn được cải thiện mức lương khi có điều kiện.

Thăng hạng đồng nghĩa với việc mức lương sẽ được nâng lên dù không nhiều. Vậy nên, dù có vất vả, khó khăn, dù có phải bỏ ra lúc ban đầu một số tiền để có được những chứng chỉ theo quy định thì giáo viên cũng phải cố mà theo.

Dẫu rằng, nhiều thầy cô đi trước đã cảnh báo, hồ sơ đã làm, chứng chỉ đã bổ sung đầy đủ nhưng hạng thì vẫn mòn mỏi để chờ từ năm này, qua năm khác.

Dù thế, người đi trước chưa “thăng”, người đi sau vẫn phải cố làm theo và chờ đợi.

Với những nhà giáo mang đầy khát khao cải tạo đồng lương để nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình thì một chút ánh sáng le lói cuối đường hầm họ cũng muốn thử.

>> Xem thêm: Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?

Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm