Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng được VnDoc biên soạn là tóm tắt trọng tấm kiến thức lý thuyết hóa 11 bài cacbon cũng như tính chất hóa học của cacbon. \

Mời các bạn tham khảo.

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

A. C + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CO2

B. C + 4HNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CO2 + 4NO2 + 4H2O

C. 2C + Ca \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)CaC2

D. C + CO2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2CO

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Cacbon thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất có tính khử như H2; hầu hết các kim loại (Na, Ca, Al, Zn…)

Đáp án C

Tính chất hóa học của cacbon

Ở nhiệt độ thường cacbon khá trơ, còn khi đun nóng nó phản ứng được với nhiều chất.

Các số oxi hóa của cacbon là -4; 0, +2, +4 nên có tính oxi hóa và tính khử

1. Tính khử

a) Tác dụng với oxi: phản ứng tỏa nhiều nhiệt

C + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2

Ở nhiệt độ cao khử được CO2:

CO2 + C \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CO

Khi đốt cháy cacbon trong không khí ngoài khí CO2 còn có một ít khí CO.

b. Tác dụng với hợp chất:

Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được nhiều oxit, phản ứng với nhiều chất oxi hóa khác nhau như: HNO3, H2SO4 (đặc), KClO3,…

Thí dụ:

C + ZnO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Zn + CO

C + 4HNO3 đặc \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2 + 4NO2 + 2H2O

2. Tính oxi hóa

a) Tác dụng với hiđro

C tác dụng với khí H2 tạo thành CH

C + 2H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CH4

b) Tác dụng với kim loại

Cabon + một số kim loại cacbua kim loại

4Al + 3C \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)Al4C3

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Cho các chất: O2 (1),CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 đặc (9), H2O (10), KCl (11), KMnO4 (12).Trong các điều kiện thích hợp Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

11

9

10

12

Xem đáp án
Đáp án B

C phản ứng lần lượt với O2, CO2, H2, Fe3O4, SiO2, CaO, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, H2O

C + O2 (nhiệt độ)=> CO2

C + CO2 (nhiệt độ)=> 2CO

C + 2H2 (nhiệt độ)=> CH4

25C + 4Fe3O4 (nhiệt độ)=> 3Fe4C3 + 16CO

2C + SiO2 (nhiệt độ)=> Si + 2CO

3C + CaO (lò nung điện)=> CaC2 + CO

2C + 2H2SO4 đặc => 2CO2 + SO2 + 2H2O

C + 4HNO3 đặc => CO2 + 4NO2 + 2H2O

C + H2O (nhiệt độ)=> CO + H2 (hoặc CO2 + H2)

Câu 2. Cho luồng khí C dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

A. Cu, Fe, ZnO, MgO.

B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Cu, Fe, Zn, MgO.

D. Cu, FeO, ZnO, MgO

Xem đáp án
Đáp án C

C chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al

=> C khử được CuO, Fe2O3 , ZnO và không khử được MgO

Câu 3. Dãy các chất đều tác dụng được với cacbon là:

A. O2, CuO, CO2, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)

B. O2, Na2O, CO2, Al, H2SO4 (đặc)

C. O2, H2, CO2, Al, HCl, KClO3

D. O2, Na2O, CO2, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc)

Xem đáp án
Đáp án A

......................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm